Friday, August 31, 2012

Aging gun - Clint Eastwood

1. Phải nói là chính trị Mỹ thiệt là fun. RNC - Đại hội Đảng Cộng hòa trên toàn nước Mỹ được tổ chức tại Florida. Có diễn viên gạo cội, đạo diễn Clint Eastwood đến diễn trò, make a joke cho mọi người cười.

Clint Eastwood thuộc đảng Cộng hòa, nhưng không quá bảo thủ. Ông ủng hộ hôn nhân đồng tính, quyền lựa chọn phá thai, nữ quyền.. Ông đã từng ủng hộ Nixon, Reagan, John McCain và lần này là Mitt Romney. Đảng Cộng hòa chọn ông nhằm gieo sự kính trọng "một biểu tượng của nước Mỹ" vào cử tri và qua đó tái khẳng định về thanh thế. Nhưng tối hôm qua Clint Eastwood nhập vai đúng là "ugly" như cái tựa phim cao bồi "The Good, the Bad and the Ugly" mà ông đã đóng. Có nhiều đoạn thấy Clint Eastwood quá phô và đi hơi quá trớn .

Cảnh này Clint Eastwood vừa làm đạo diễn vừa đóng thì chớ, nếu mà mình đạo diễn thì chắc là sẽ bắt ổng đóng lại vài chục lần. Không đạt thì "cut" luôn.

Thiệt là "aging gun". Hehehe..

2. Bonus thêm tấm hình share được trên FB cũng funny không kém. Ban tổ chức đại hội Đảng Cộng hòa làm cái bảng này. Không chối cãi được. Ai trồng khoai đất này nữa? That's right! :)



Saturday, August 25, 2012

Man on the Moon

"That's one small step for a man, one giant leap for mankind." (Neil Armstrong)
Một bước nhỏ của một con người nhưng là một bước nhảy vĩ đại của nhân loại. Neil Armstrong, phi hành gia người Mỹ, người đã thốt lên câu nói đó khi ông là người đầu tiên của trái đất, đặt chân lên mặt trăng vào năm 1969. Từ đó, tinh thần của Neil Armstrong đã trở thành đại diện cho tinh thần của Mỹ quốc. Tinh thần đó không còn bị giới hạn chật hẹp ở trái đất mà đã được đưa lên ở tầm mức cao hơn, xa hơn, lên tận mặt trăng để nhân loại nhìn thấy rõ hơn. Nước Mỹ kiêu hãnh vì điều này.

Một bước nhỏ của Neil Armstrong trên mặt trăng đánh dấu một thành tựu vĩ đại không bao giờ bị lãng quên của con người.
Từ nay, mọi người sẽ nghĩ đến ông, hình dung hình ảnh của ông mỗi khi nhìn ngắm mặt trăng vào mỗi tối. Và biết đâu, mọi người sẽ mấp máy môi, thầm hát hoặc gọi tên ông trong suy nghĩ. Neil Armstrong. The Man on the Moon.

Wednesday, August 22, 2012

Vỗ mông bên lề

1. Hôm qua đi làm về, lên internet thì thấy bà con bàn tán nháo nhào vụ Bầu Kiên bị bắt. Ông này giờ trở thành  hot-man, tâm điểm của mấy tờ báo Việt Nam. Vô facebook thấy hình này với một câu bình luận khiến mình sặc cười. Tinh thần Nguyễn Đức Kiên bất diệt!


Trong hình là mấy chú bảo vệ nhà anh Kiên, muốn tỏ ý bênh vực ông chủ nên đã đương đầu với ống kính báo chí như vậy. Thật là một sự cổ võ hết sức nhiệt tình. Tất cả vì tinh thần của anh Kiên. Anh Kiên đang bị tạm giam, thấy hình này chắc tinh thần cũng lên giây cót.

2. Nhìn tấm hình trên, làm mình nhớ đến tấm hình dưới đây, cũng tương tự, khi đọc bên blog Mr. Nhảm. Hình này chỉ khác về địa điểm. Nhưng lại giống với hình trên về động thái và tinh thần đương đầu. Cũng hết sức nhiệt tình. Tất cả vì tinh thần của Dân chủ. Nhưng mấy nhà đấu tranh cho Dân chủ, chắc là nhăn mặt khi thấy tấm hình này. Xuống tinh thần.


3. Luận về nội dung, ý nghĩa của hai tấm hình thì xin miễn. Chỉ lạm bàn về chuyện bên lề của hình ảnh mông má mà thui. Hai tấm hình trên là của ta, tây mà nhìn vào thì choáng. Tây nó không xài hình ảnh tượng trưng như trên (sau khi đã thử gú gồ) mà xài ngôn ngữ. LMAO. Trí tuệ hơn nhiều. Nói chung là có động não.

Còn ta thì ngược lại, cả hai tấm hình trên thể hiện hình thức cổ xúy cho tinh thần rất rõ. Nhưng vì không muốn suy nghĩ chi nhiều nên phải động mông.
Vị tinh thần nên bất cần thân thể. Dụng mông thì khỏi dụng đầu. Khỏe re.

Tuesday, August 21, 2012

Ruby Sparks - Liệu ngôn ngữ có là quyền năng tối thượng?

Để trốn cái nắng và nóng ở California, thì đi kiếm những nơi có máy lạnh, có không khí điều hòa như các khu shopping, hoặc đi coi ciné. Mình chọn cái thứ hai. Rẻ hơn nhiều.

Xong cái phim thứ nhất, cháy nổ đùng đùng đã mắt, đã tai. Ra khỏi phòng chiếu nhìn ra ngoài trời vẫn nắng chói chang. Còn sớm. Đảo quanh một vòng, thấy phòng chiếu phim Ruby Sparks còn 5-10 phút nữa là vô. Quá perfect. Chui vô coi cọp. Không biết là phim gì, thấy tựa nghĩ là phim action, thế nào cũng có vụ cướp của giết người và đuổi bắt ngoạn mục. Nhưng lầm. Đây là thể loại phim hài, chính kịch và có pha chút hư cấu. Tiết tấu phim chậm rề rề làm cho mình có đôi lần ngủ gục. Đây cũng là lý do mà mình thích đi coi phim một mình. Nếu có ngủ gục, lỡ có ngáy to thì cũng không làm phiền người bên cạnh và cũng không sợ bị quê. Hehehe..

Thật ra, Ruby Sparks là một phim đáng xem bởi nội dung và cách đặt vấn đề của phim liên quan đến tính nhị nguyên trong đời sống. Làm thế nào để có sự hài hòa giữa hiện thực và hư cấu, sự cân bằng có thể giữa bản ngã và người khác, độc lập hay ràng buộc, nữ tính hay nam quyền, tự do sáng tạo hay ràng buộc duy lý..

Liệu một người viết văn, có tìm thấy được chính mình hay đã đánh mất mình trong quá trình sáng tạo? Trong phim, Calvin là một nhà văn trẻ. Sớm thành công ở tuổi 19, nhưng tiếp sau đó 10 năm, anh vẫn chưa có thêm một cuốn sách nào và tất nhiên anh cũng chẳng có một thành công nào thêm ở tuổi 29. Rơi vào sự trầm uất. Anh mơ ước tạo ra một nhân vật có thể làm thay đổi thực tại mà anh đang gặp phải. Và điều đó xảy ra. Calvin say đắm với nhân vật của anh. Bằng vũ khí tối thượng của ngôn từ, quyền năng giảo hoạt của chữ nghĩa, nhà văn Calvin có thể áp đặt toàn bộ suy nghĩ, ý muốn của mình lên nhân vật, thay vì tạo ra một nhân vật khác mình? The question is very interesting!

Đôi khi xem phim, chúng ta cần phải chấp nhận những yếu tố hư cấu, sự giả định của những nhà làm phim để truy tìm cái kết quả theo xu hướng mà vấn đề đã đặt. Tôi thích kịch bản này bởi cách đặt vấn đề và chọn yếu tố giả định để giải quyết vấn đề rất thông minh. Tác giả (Zoe Kazan) đã cho nhân vật của nhà văn Calvin tồn tại và chính nhân vật này đã tác động ngược lên người sáng tạo ra mình. Có thể xem đây là ý thức phản tỉnh đối với những nhà làm nghệ thuật. Điều này là cần thiết.

Sự phản tỉnh trong công việc sáng tạo, làm cho người nghệ sĩ vượt ra khỏi những khái niệm gây tranh cãi bấy lâu nay là nghệ thuật vị nghệ thuật, hay nghệ thuật vị nhân sinh.
Trong phim Ruby Sparks, ý thức phản tỉnh đã làm cho nhà văn Calvin trở lại đúng vị trí trong lằn ranh của mình. Anh để cho nhân vật trong truyện được tự do. Và  nhờ vậy anh cũng cảm thấy được tự do trong ngòi bút.

Phim này là một tuyên ngôn về nghệ thuật? Không dám! Chỉ đơn giản là một câu hỏi nhỏ trong lĩnh vực viết văn nhưng khiến cho người xem suy nghĩ để có thể mở rộng ra nhiều vấn đề.

Tuy nhiên, một phim nhỏ, kinh phí nhỏ, nên cũng chỉ hấp dẫn lượng người xem rất nhỏ.

Sunday, August 19, 2012

Mỗi ngày một tấm hình (16)


Sáng 19/8, ở Hà Nội sau một đợt mưa lớn làm mát mẻ, dịu đi cái nóng bức cuối mùa hè. Thì. Toàn bộ mặt đường thuộc làn phía Lê Văn Lương đi Khuất Duy Tiến bị sạt lở nghiêm trọng, đường kính lên tới khoảng 20m, sâu 5 - 7m.
Đây là công trình trọng điểm chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, thông xe đã được hơn một năm nay. (Tiền Phong online)

Tất nhiên, kết luận đầu tiên là tìm ra được nguyên nhân là từ phía khác. Làm nhà mà gây nên sập đường.

Trong khi đó, trên wall facebook của BBC Vietnamese trước đó mấy ngày thì :"Cơ sở hạ tầng Hà Nội rất tốt" , Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, tiến sĩ Lê Hồng Thăng phát biểu trước các nhà đầu tư nước ngoài trong Hội nghị thương mại Việt-Anh tại London ngày 14/8.
Cái này ý nói là kẹt xe, người đông, Hà Nội thành sông sau mưa là những chuyện lẻ tẻ.

Rồi đường sập cái ình. Rất là bất thình lình.

Thiệt tình, cũng không biết nói sao. Vì mấy từ chém gió, chém mưa, ngôn ngữ văng mạng đã dành tặng hết rồi.

Saturday, August 18, 2012

Tiệm ăn Đại Hàn, Khánh Ly và Sự quen thuộc

1. Đầu tuần rồi, đi ăn với người bạn ở tiệm Đại Hàn. Một quán ăn quen thuộc. Nuôi mình mấy năm nay. California liên tục mấy ngày qua, trời nóng như đốt lửa, người ta đổ xô đi ăn ngoài càng đông. Quán đông khách. Có bàn trống là nhân viên đưa khách vô. Được xếp ngồi trong một cái bàn dài. Không câu nệ. Một đôi khác cũng được xếp kế tiếp mình. Chàng và nàng tỏ vẻ không thích. Muốn có không gian riêng tư cho chuyện tình tự. Yêu cầu đổi chỗ. Chiếc bàn dài lại trống. Nhân viên lại xếp khách vào. Là người ngồi trước, thấy có người lại đến ngồi chung bàn, giữ phép lịch sự tối thiểu mình quay qua chào. Ngờ ngợ. Ngó trật lại, ui chao, ca sĩ Khánh Ly! Để cho cô được tự nhiên, mình chỉ gật đầu nhẹ: Chào cô. Rồi quay qua tiếp tục ăn.

Vợ chồng cô KL đi ăn cùng gia đình. Trong khi chờ đợi người nhà, cô KL tự nhiên, chủ động quay qua bắt chuyện. Người bạn mình chưa nhận ra người bắt chuyện là ai. Sợ bị hớ, mình nói: Cô Khánh Ly đó! Cô KL quay qua cười. Rồi nói: Quán này cũng đông người Việt mình đến ăn nhỉ?! Mình trả lời: Dạ. Quán này thức ăn ngon và phục vụ rất "nice". Cháu đi ăn lòng vòng thử vài quán xung quanh, nhưng cuối cùng cũng quay lại đây và cũng quen order mấy món này. Cô bảo: Ừ, cô cũng vậy. Vùng trên cô ở cũng có nhiều người Đại Hàn. Nhưng mỗi lần muốn ăn đồ nướng cô lại vào đây. Quán này là do con của cô giới thiệu. Mình nói: dạ đúng rồi cô. Đổi cũng khó lắm. Nhất là món ăn và quán ăn quen. Ăn món gì ngon, quen với nhà hàng nào rồi thì cứ tìm lại hoài.
Tính nói thêm câu này: Giống như tụi cháu quen nghe nhạc Trịnh Công Sơn mà cô Khánh Ly hát vậy. Nhưng thôi. Mình đâu có phải là kẻ nịnh đầm quá xá cỡ mà xạo xự như vậy. Để cho câu chuyện được tự nhiên như vậy đi. Nói ra cũng đâu có được cô KL bao chầu này đâu. Hihihi..

Cô Khánh Ly nhìn bên ngoài giản dị, và có phần trẻ trung hơn ca sĩ Khánh Ly thường thấy ở trên sân khấu. Tóc cô cột túm lại phía sau chứ không xõa dài đài các như trên băng đĩa nhạc. Có lẽ đây là yếu tố khiến cho nhiều người không nhận ra cô. Quán ăn đông người Việt ra vô, nhưng mình chưa nghe có ai xầm xì xầm xồ kêu tên, hoặc đứng xa chỉ trỏ Khánh Ly đó, hoặc Khánh Ly kìa. Một thói quen ngưỡng mộ người nổi tiếng theo cái cách thường thấy của người Việt.
Ở Quận Cam, ra đường gặp giới celebirity không phải là quá khó. Nhưng hôm đó, gặp cô KL và được nói chuyện với cô thì mình quả thật là may. Nhất là người lâu nay mình mến mộ. May quá rồi còn gì. Nếu như cái cặp chàng và nàng kia không khó chịu đổi bàn, thì mình cũng chỉ đứng xa chỉ trỏ xì xồ với bạn bè là ca sĩ Khánh Ly là cái bà mặc áo xanh, tóc cột túm ngồi bàn kia, đó đó! Hehehe..

Chuyện vãn tới lui cũng vừa phải. Mặc dù trước đây mình có nghe đồn là cô KL tính về hát ở trong nước. Rồi gần đây đọc những bài báo công kích đời sống riêng tư của vợ chồng cô KL. Đề cập và hỏi những câu như này ở tiệm ăn thì thật là lố bịch. Cần phải tôn trọng sự riêng tư của người khác. Ăn xong, không nán lại lâu. Khách của cô KL cũng vừa đến. Mình đứng dậy chào và không quên chúc cô chú và mọi người ngon miệng khi ra về. Cô chúc lại: Lái xe cẩn thận.

2. Thật sự, với những ai đã từng nghe nhạc TCS, chí ít chỉ một vài bài, thì những bài hát đó đều nghe qua giọng ca của Khánh Ly.
Huống chi, với những ai yêu thích những vô vàn sáng tác của nhạc sĩ này, thì chắc chắn, Khánh Ly hát nhạc TCS là điều bất khả phân trong sự chọn lựa.

TCS viết nhạc đơn giản, mỗi bài hát như là một câu chuyện kể về thân phận bình thường, nhưng qua giọng ca của Khánh Ly thì bỗng trở thành những lời tự sự chất ngất với nhiều cảm xúc. Nghe Khánh Ly hát nhạc Trịnh Công Sơn, cảm giác thanh thoát. Và như muốn được vỡ òa.
Không chỉ riêng với nhạc TCS mà những sáng tác của nhiều nhạc sĩ khác, giọng hát của ca sĩ Khánh Ly có những sắc thái phản ánh khác nhau theo từng câu chuyện khác nhau mà không quá phô trương kỹ thuật. Chừng mực nhưng lại thấy trãi lòng. Đỉnh!

Sự tồn tại của âm nhạc là nhờ được truyền đạt. Giọng hát Khánh Ly đã đưa những ca khúc của Trịnh Công Sơn đi vào lịch sử, điều này không thể chối bỏ được dù muốn dù không. Một khi nghe giọng ca của Khánh Ly cất lên, những ngổn ngang của đời sống quen thuộc bấy lâu nay bỗng có chút sâu lắng đến ngỡ ngàng. Bạn sẽ thấy không ai hiểu mình ngoài ca sĩ Khánh Ly hát nhạc Trịnh Công Sơn. Vậy đó!

3. Trên đường đi về, mình nghĩ đến chữ quen thuộc qua câu chuyện trao đổi với cô Khánh Ly. Quen thuộc tạo cho con người sự gần gũi, thân thiện. Một trạng thái tâm lý có sự tham gia của ý thức nhưng dễ bị xóa nhòa để rồi tưởng như là hành động bản năng. Nghe nhạc TCS qua giọng ca của Khánh Ly, đi ăn nhà hàng chọn những quán quen, mấy chị đi shopping thì chọn hiệu thường dùng, mấy anh sắm đồ cũng không ngoài những gì đã biết... là những chọn lựa ý thức hết sức bản năng.
Nghĩ cũng đúng. Con người ta đôi khi vượt xa hàng ngàn cây số chỉ để về quê ngó nhìn cái góc vườn, cái chái bếp vì muốn tìm về sự quen thuộc. Hoặc nghe có vẻ trái ngược khi có người bươn chải sống xa hàng vạn dặm, cũng quanh quẩn dựng xây sự quen thuộc nào đó ở quanh mình.
Đôi khi có những người đang lang thang ở một phương trời nào đó rất lạ rất xa, nhưng lại thú vị, hoặc có trạng thái tần ngần trước một vật vốn quen dùng khi bắt gặp. Kể cũng lạ. Cho dù có đổi thay đến mấy nhưng cũng vẫn vui khi tìm thấy điều gì đó thân quen.
Lạ thiệt, nhưng đó là sự quen thuộc. Biết sao giờ.

4. Post bài nhạc được viết và chơi theo lối hiếm hoi, ít thấy của TCS, qua giọng ca quen thuộc KL.

Saturday, August 11, 2012

No country for old men - Nhưng người già vẫn phải dấn thân


Một phim đầy rẫy cảnh giết người bạo lực của anh em nhà Coen, đoạt giải Oscar phim hay nhất năm 2008. Phim này mình coi cũng đã lâu và cũng đã chọn ra một ý trong phim để viết một đôi dòng trả lời ý kiến phản hồi trong một bài viết trước đây, mà tác giả đó có những nhận xét không thỏa đáng về những bậc trí thức có tuổi, lão thành của nền giáo dục VN. Tác giả lấy hình ảnh ông cảnh sát già trong phim "No country for old men" để minh họa rằng văn hóa Mỹ luôn loại bỏ người già và so sánh với xã hội VN thì ưu ái, trọng dụng người già trưởng lão quá mức.


Lên mạng đọc báo VN mấy ngày nay. Thấy sự kiện 71 vị nhân sĩ trí thức đồng loạt lại ký tên kiến nghị với Quốc hội VN chuyện quốc gia đại sự về biển Đông. Đọc danh sách thấy thấp thoáng một số người trẻ tâm huyết, còn lại đa số là những người già. Làm mình nhớ lại cái phim "No country for old men". Liệu người già trong 71 vị nhân sĩ trí thức trong bảng kiến nghị sẽ "Không chốn nương thân"? Và có số phận đi theo như cái tựa phim tiếng Việt đã được dịch?

"No country for old men" lấy bối cảnh vùng miền Tây Texas hoang vu, với không gian bức bối và buồn bã, hình ảnh đại diện cho một xã hội được thu nhỏ có sắc thái u ám, khủng hoảng thời hậu chiến vào những năm 1980 của nước Mỹ. 

Câu chuyện bắt đầu với ba nhân vật, có thể được xem là Thiện, Ác, Tà truy đuổi nhau nhưng chưa bao giờ có chung điểm gặp. Nhân vật có máu lạnh Chigurh - đại diện cho cái ác, kẻ đi săn tiền thưởng truy tìm anh chàng Moss, một cựu chiến binh VN, nhưng đã nảy sinh tà tâm khi muốn sở hữu một vali tiền 2 triệu đô la vốn không phải là của mình. Và viên cảnh sát già Ed Tom Bell, đại diện cho luật pháp, một cái thiện đang mệt mỏi ngăn chặn sự tràn lan của bạo lực với tâm thế nhiều chán nản.

Chính sự truy đuổi không khoan nhượng để lần theo dấu vết của đồng đô la, mà những cảnh trong phim "No country for old men" đẫm máu và đầy bạo lực. Chigurh xem giết người là một chuyện bình thường phải làm, để hoàn tất công việc là tìm ra được chiếc vali. Mỗi khi nhân vật này xuất hiện, người xem sẽ cảm thấy lo lắng cho những số phận mà hắn gặp trên đường. Chầm chậm xuất hiện lê lết trong khung hình, nhưng hành động giết người của Chigurh nhanh, gọn, nhẹ. Một đồng xu được quăng lên. Tiếng nổ bụp khô khốc của bình khí nén. Kết thúc một sinh mạng. Kết thúc một cảnh quay.

Phải nói rằng, những cảnh quay giết người trong phim "No country for old men" ấn tượng bởi sự đơn giản trong suy nghĩ của kẻ sát nhân. Nó khiến người xem bị ám ảnh. Hầu như ai muốn nói về phim này, cũng sẽ nhắc đến cảnh quay đồng xu với những lời đối thoại ngắn, triết lý. Số phận của con người nằm trong sự sắp đặt của thượng đế hay chỉ là trò chơi của kẻ giết người? Call it or kill it. Thật là một cảnh quay nhét vào đầu người xem!

Trước sự gia tăng của bạo lực mà những người tâm huyết không thể làm ngơ. Cái ác cái tà truy bức nhau không ngưng nghỉ và cận kề, viên cảnh sát già Ed Tom Bell đành phải nhập cuộc. Coi phim Mỹ nhưng tôi có những liên hệ với VN. Vì xã hội Mỹ, xã hội VN hay bất kỳ ở xã hội nào đều cũng có bàn tay nhúng chàm của bạo lực. Nhưng ở VN công lý không bằng một ký lông (Bùi Chí Vinh). Đôi khi sự nhiễu nhương, cái ác cái bất công được hình thành một cách tự nhiên trong xã hội. Thì những công dân già như viên cảnh sát trong Ed Tom Bell trong phim "No country for old men" hoặc những trí thức có tuổi về hưu trong danh sách 71 vị ở VN như giáo sư Hoàng Tụy, giáo sư Nguyễn Huệ Chi... cũng phải lên tiếng và nhập cuộc.

Vì vậy, trong phim này, tôi không nghĩ rằng những người già đáng bị loại bỏ, mà ngược lại tuy họ sức kiệt tàn hơi nhưng tâm huyết vẫn còn khiến họ phải dấn thân. Họ không thể đứng ngoài bạo lực vì cái tuổi già mà giới trẻ xem đó là lạc hậu. Những con người được xem không còn là hợp thời. Họ mệt mỏi, họ chán ngán trước sự leo thang của tội ác nhưng vẫn phải đương đầu không bỏ cuộc.

Nhân vật trong phim, viên cảnh sát Ed Tom Bell muốn về hưu, ông cần có một môi trường sống yên bình, một xã hội không bạo lực… để an hưởng những năm tháng còn lại của đời mình, khi đã vất vả cống hiến tuổi thanh xuân. Nhưng ý thức và trăn trở trước một xã hội đầy rẫy tội ác, bạo lực, Ed Tom Bell phải vào cuộc để hầu ngăn chặn cái ác với tâm thế chậm chạp, và nhu nhược.

Tương tự, những bậc trí thức cao tuổi, các vị giáo sư già trong danh sách kia cũng mang tâm trạng chán chường, đôi khi muốn nhắm mắt làm ngơ giống như ông cảnh sát già kinh nghiệm Ed Tom Bell. Nhưng họ không phải là những người đơn giản, trí thức thì họ cất lên tiếng nói kêu gọi sự đúng đắn còn người thực thi công lý thì cố gắng tìm cách ngăn chặn tội ác cho dù sức kiệt tàn hơi.

Vẫn biết rằng thế giới sẽ thay đổi, xã hội sẽ thay đổi, thế hệ trẻ sẽ thay thế hệ già. Nhưng một khi người già có ý thức dấn thân, những người trẻ cần phải lắng nghe tiếng nói của những người đi trước, đứng về phía họ, cổ động họ và cùng họ dựng xây cuộc sống. Đừng đẩy họ ra ngoài lề để "không chốn dung thân" như tựa phim đã dịch.

Thursday, August 9, 2012

Nhân trường hợp blog bạn Lừng khóa còm

1. Nhà bạn Lừng khóa còm. Mình áy náy vô cùng. Mặc dù không biết có liên quan trực tiếp hay gián tiếp gì đến mình không. Nhưng thành thật xin lỗi Lừng. I am really sorry, man!

Chả là thế này, Lừng viết mấy câu trong một entry rất ngắn nhận xét về trình độ tiếng Anh của người Việt tham dự hội nghị quốc tế. Rồi đưa ra một câu kết luận: "Thế kỷ 21 rồi. Ko biết tiếng Anh là hỏng. Tiếng Anh mở ra cánh cửa thế giới, cả nghĩa đen lẫn bóng". Có ý kiến đồng tình-phản đối qua về. Chuyện bình thường. Tuy nhiên có một bạn đồng tình với Lừng 100%, rồi bảo tiếp rằng thật là nhục khi dân Việt Little Saigon, ở California chỉ lợi dụng, hưởng trợ cấp xã hội, lười biếng, đi shopping chỉ nói tiếng Anh mỗi câu "i return".. blah, blah.. Mình thấy cái ý kiến của bạn này vô lý quá. Mình chỉ trích. Mình mắng bạn ấy tư duy thiển cận, suy nghĩ hẹp hòi. Bạn ấy dỗi, tuy rằng bạn ấy có xin lỗi.

Một bạn khác nhảy vào bênh vực với ý kiến là dân vùng Quận Cam chỉ biết khoe cửa, khoe nhà, không biết tiếng Anh mà chỉ biết khoe xe. Đại ý là khoe khoang. Mình thấy cái ý kiến này cũng chả ăn nhập nghĩa đen nghĩa bóng gì với cái kết luận "tiếng Anh mở cửa ra thế giới" của Lừng cả.
Góp ý kiến tranh luận như hai bạn trên thì đúng là hãi hùng vương.

2. Theo dõi blog của Lừng từ hồi bạn ấy đang còn học ở NO. Trong blog list của mình, blog của Lừng thuộc dạng blog tham khảo chứ không phải là blog để tiêu khiển. Tuy Lừng viết ngắn nhưng đề cập nhiều vấn đề liên quan đến chính trị, văn hóa, xã hội.. đưa ra những nhận định làm người đọc phải suy nghĩ, phải phản-tư, và thậm chí đụng chạm hoặc gây tranh cãi... Có nghĩa là Lừng chấp nhận phản biện. Mình nghĩ, với kiến thức của Lừng thì Lừng không ngại tranh luận. Ngoại trừ những cái còm rác, mang tính công kích cá nhân và không đem lại sự phản tỉnh nào trong tư duy. Lừng trả lời thẳng thắn, theo sát vấn đề trên tinh thần công bằng, sòng phẳng trong tranh luận.
Mình thích đọc và còm trên blog của Lừng là vậy.

3. Trở lại sự việc, trong cái commment của mình phê phán hai bạn trên mình nhận xét hai bạn đó có tư duy thiển cận và hẹp hòi vì đã đem những yếu tố thuộc về những-kinh-nghiệm-bực-bội cá nhân để đưa vào trong lập luận. Bởi đây là tư duy phân biệt vùng miền. Người Việt ở Virginia, Arizona, bang Florida, hoặc ở Houston Texas sẽ càm ràm sao hai bạn đó "thiên vị", dành riêng cho người Việt Quận Cam những cảm tình đặc biệt?
Tranh luận mà đưa tư duy phân biệt vùng miền vào thì rõ ràng là thiếu tính thuyết phục.

Hơn nữa, những điều mà hai bạn đó đưa ra như: lợi dụng, lười nhác, chỉ muốn hưởng trợ cấp xã hội, thích shopping-i-return, có tính khoe khoang... là những thói xấu của người Việt nói chung ở mọi nơi. Nó hoàn toàn không ăn nhập gì đến chuyện quan niệm của người Việt xem tiếng Anh quan trọng hay không quan trọng trong thế kỷ 21 mà Lừng nhận xét.
Góp ý phản biện mà ra ngoài ý chính của vấn đề thì sẽ dẫn đến tranh cãi nhì nhằng. Cần phải có cái nhìn rõ ràng, thấu đáo vấn đề, nhìn cái gì ra cái đó thì góp ý đó mới khách quan và đúng chủ đề của phản biện.

Theo cách hiểu của mình thì Lừng đề cập đến vấn đề người Việt cần biết tiếng Anh, sử dụng nó như là một phương tiện, là chìa khóa mở cửa ra thế giới. Và qua phương tiện có tính toàn cầu đó, cách sử dụng nó sẽ có thể dẫn đến thay đổi nhận thức, thay đổi tư duy.

Hai bạn trên chắc chắn là giỏi tiếng Anh, có master key trong tay, nhưng vẫn có cái nhìn mang tính local, tư duy vùng miền cũ như vậy dễ dàng dẫn đến lối suy nghĩ hiềm khích gây chia rẽ.

Một lần nữa, thành thật xin lỗi Lừng về trường hợp này. Bạn khóa còm để tránh rác bẩn hay không muốn comment đụng chạm? Quyền quyết định của bạn. Mình chỉ hy vọng bạn blog trở lại bình thường, lại đề cập nhiều vấn đề về xã hội, kinh tế, chính trị và văn hóa, và mình vẫn được vào blog của bạn để còm trên tinh thần dân chủ.

4. Phương tiện làm thay đổi nhận thức. Mình tin vào điều này. Còn những người khác thì sao? Có tin không?

Sunday, August 5, 2012

Lội và đua theo London Olympic

Michael Phelps (trái) nhận chiếc HCV cuối cùng ở Olympic

Lội theo Olympic tuần đầu trong hồ bơi và phòng thi gym. Tạm xong phần một. Hai cường quốc cạnh tranh thể thao là USA và China coi như ngang ngửa kẻ nhất người nhì cách nhau một hai huy chương. Tuần tới chủ yếu là các môn trên đường chạy và các môn thi đấu đối kháng. Sẽ có kết quả cách xa. Và cũng sẽ không còn nghe nhắc nhiều China hay là USA nữa.

Michael Phelps, VĐV bơi lội của Mỹ đã đi vào lịch sử của Olympic. Thật khó mà tưởng tượng kể từ Olympic này về sau trên đường đua xanh sẽ không có mặt của Michael Phelps. Sự thưởng ngoạn, niềm hứng thú phần nào sẽ mất đi. Anh tuyên bố giải nghệ ở cái tuổi 27. Quá trẻ. Nhưng tên tuổi của anh sẽ luôn luôn được nhiều người nhắc đến. Một chút cảm xúc dâng lên trong lòng khi chứng kiến sự quen thuộc đã đi vào huyền thoại. Thank you, Michael Phelps!

Nước Mỹ lại đón niềm vui mới. Nụ cười rạng rỡ của nữ VĐV Gabrielle Douglas trên bục nhận lãnh huy chương vàng môn TDDC toàn năng đã phần nào xoa dịu đi cái nỗi niềm sẽ-tiếc-nhớ ở hồ bơi. Chúc mừng cho Gaby! Nữ VĐV da màu đầu tiên đoạt huy chương vàng của TDDC, sẽ làm nóng lên nhiều làn da ở các phòng tập TDDC có nhiều nữ nhí trên toàn nước Mỹ.


Coi thể thao là coi những pha tranh tài ngoạn mục của các VĐV, và họ được tưởng thưởng bởi những giây phút đăng quang trên bục lãnh huân chương vinh dự. Đặc biệt, coi Olympic là coi tinh thần thi đấu, và cũng coi luôn cái tinh thần tập luyện của VĐV. Trong thể thao, sự trung thực, tính cao thượng luôn luôn được đề cao. Và được xem là tiêu chuẩn cơ bản của tinh thần Olympic.

Sự kiện VĐV bơi lội Ye Shiwen của Trung Quốc lập kỷ lục ở hồ bơi trong vòng 50m cuối cùng trong môn thi 400m bơi cá nhân hỗn hợp đã làm xáo động sự nghi ngờ của những người hâm mộ tinh thần Olympic. Rồi Ye đã dành tiếp chiếc huy chương vàng ở môn thi 200m cá nhân hỗn hợp. But, Ye is clean!
Nhưng người ta so sánh cô Ye bơi nhanh hơn VĐV nam Lochte của người Mỹ là điều không thể. Hơn nữa, Ye đã dành thành tích vượt trội như vậy nhưng vẫn không đưa đội bơi của Trung Quốc kiếm thêm huy chương nào ngoài cái kết quả toàn đội bơi là 10 huy chương trong đó chỉ có 5 vàng, 2 bạc và 3 huy chương đồng ít ỏi. Trong lúc đó so sánh với đội bơi Mỹ quốc có 30 cái huy chương đủ kiểu loại trong đó được 16 vàng.

Ye không chơi thuốc tây, nhưng có thể là xài thuốc bắc? Hoặc hồ bơi của Anh quốc tự do nước trong hơn, ít bị kẹp kèm nên thoải mái mà bơi, mà nâng cao thành tích? Hehehe..
Nghi ngờ cứ truy đuổi nghi ngờ. Nhưng dù sao thì huy chương Ye lãnh thì chúc mừng Ye cái đã!

Coi thể thao là coi các VĐV phô diễn tài năng. Và cũng qua thể thao phẩm giá con người được thẩm định. Có thể nói thể thao bảo tồn phẩm cách con người. Ý chí, nghị lực vượt qua hoàn cảnh, vượt qua chính mình của tất cả VĐV đều đáng được xiển dương và trân trọng. Cạnh tranh, đối kháng nhưng phải biết tôn trọng đối phương. Đó là phẩm cách của thể thao đẹp.

Lịch sử Olympic bên cạnh những niềm tự hào của những cá nhân, gia đình, dân tộc và được xem đó là tài sản của những quốc gia. Thì những vết nhơ trong những cuộc so tài cũng không phải là không có. Tính trung thực của thể thao bị vấy bẩn. Lòng cao thượng của tinh thần Olympic đã bị những nỗi khát khao thèm khát huy chương thắng bằng mọi giá làm cho tổn thương.

Trong thể thao thành công được đánh giá và ngợi ca bởi ba thứ: kỹ năng, kiến thức và thái độ.
Kỹ năng có thể được rèn luyện.
Kiến thức có thể được trau dồi.
Nhưng thái độ sẽ quyết định bạn rèn luyện gì và học được kiến thức gì để ghi tên vào trong lịch sử một cách vĩ đại.

Hãy ghi tên vào lịch sử với một thái độ trân trọng, và đẹp đẽ nhất.

Saturday, August 4, 2012

Mỗi ngày một tấm hình (15)


Đây là một trong những hình ảnh vì cái huy chương vàng mặt mũi đầy tự hào của nước lớn Trung Hoa vĩ đại. F*ck China!!!

Nguồn: Vô link này.