Thursday, July 26, 2012

Câu chuyện của nhà văn


Nỗi khổ của dân tộc mình nó lớn như một quả núi. Đó là lời của nhà văn Phan Nhật Nam mà tôi đã được nghe trong câu chuyện ông kể, khi gặp ông một cách hết sức tình cờ tại nhà anh bạn vào tối hôm trước.

Ông Phan Nhật Nam tốt nghiệp trường sĩ quan võ bị Đà Lạt. Phục vụ trong Quân lực VNCH thuộc binh chủng Nhảy dù. Đại úy Phan Nhật Nam cũng là một người bình thường như bao sĩ quan, lính tráng đã từng phục vụ cho chế độ miền Nam trước đây. Nhưng nhiều người biết đến ông trong vai trò một nhà văn. Tác phẩm đầu tay của ông "Dấu binh lửa" được xuất bản năm 1969. Liên tục những năm tiếp theo, trong giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến Bắc-Nam. Ông cho ra đời những tác phẩm như: "Ải trần gian", "Dọc đường số Một", "Dựa lưng nỗi chết", "Mùa hè đỏ lửa"... đó cũng là lý do nhiều người biết đến ông, nhà văn Phan Nhật Nam, một người lính, một chứng nhân sống động kể về cuộc chiến tang thương tàn khốc của dân tộc Việt.

Trong những câu chuyện thú vị ông kể cho chúng tôi nghe trong buổi gặp gỡ tối hôm đó. Ông nói về chuyện đời, chuyện người và chuyện mình. Những sự kiện éo le mà ông đã gặp. Không một lời trách móc, không một chút nuối tiếc. Ở cái tuổi "thất thập cổ lại hy", ông kiến giải mọi chuyện theo nhãn quan như mọi chuyện đều sắp đặt của số phận, dưới sự an bài của Thượng Đế.

Ngày 29/4. Ngày tàn cuối cùng của cuộc chiến. Mặc dù nằm trong bộ phận liên lạc và sắp xếp cho những người được phép di tản ở sân bay Tân Sơn Nhất nhưng ông lại không nghĩ đến việc đưa gia đình vợ con ra đi khi được người đồng sự nhắc nhở: "your turn".Gia đình ông bị kẹt lại và sau này vợ và con ông phải vượt biên theo ngả Campuchia bằng đường bộ.

Ông kể về những lần đi công vụ nhận và trao trả tù binh. Từ TNS John Mc Cain bây giờ, đến cựu Đại sứ Peterson hồi trước, và hàng ngàn người lính khác nhau ở hai bờ chiến tuyến đã được ông nhận lãnh và trao trả ở Lộc Ninh, ở Cà Mau hay ra tận Nội Bài.

Cụ thân sinh của ông làm ở phòng Nhì- Sở Mật thám của Pháp và đi theo Việt Minh. Sau hòa bình ở miền Bắc thì không còn được tin dùng. Có lần ông cùng phái đoàn quân đội miền Nam đi Hà Nội và đã bị phái đoàn quân đội Bắc Việt dùng hình ảnh ba của ông để chiêu dụ ông quy hàng. Ông kể rằng sau sự kiện đó. Sau khi về lại Sài Gòn, ông bị nhận hình phạt làm lính không lon trong suốt 60 ngày. Cha con không gặp được nhau trong quãng thời gian dài đằng đẵng cho đến khi 1985 cụ thân sinh phải vất vả từ Sài Gòn lặn lội ra Thanh Hóa tìm thăm.

14 năm nếm mùi lao tù. Trong đó có 7 năm biệt giam, bị cùm tay - chân và nhốt trong hầm kín vì tác phẩm "Tù nhân và hòa bình" (in năm 1974) của ông được giải thưởng văn học ở hải ngoại.

Năm 1989 ông được phóng thích nhưng vẫn bị quản chế ở Bình Dương. Sống trong một căn nhà tranh vuông vức với tấm nền là 360 miếng gạch tàu do bạn bè giúp đỡ góp tiền. Ông cho rằng đây là quãng đời hạnh phúc  khi được sống giữa tình bằng hữu.

Làm một người lính chiến, nhưng chữ nghĩa nó vận vào người mà buộc mình phải viết ra sự thật. Cái nợ văn chương nó vậy. Ông nói.

Mang tinh thần cảm khái của một người lính Nhảy dù. Với tâm niệm viết ra cho tận cùng sự thật những gì mình chứng kiến. Nhà văn Phan Nhật Nam khi mới ra định cư ở hải ngoại năm 1993 đã bị không ít nhóm người trong cộng đồng chụp cái mũ "cộng sản" từ Úc châu, đến Âu châu, qua Mỹ quốc. Buồn tình, tôi qua ở hẳn bên Minnesota. Ông kể lại những chuyện đó. Và ông cười.

Sau một cuộc đại phẫu, vì lý do sức khỏe ông chuyển về vùng Nam California sống giữa bạn bè từ năm 2006.

Miên man theo những câu chuyện của một con người có nhiều trải nghiệm thăng trầm trong đời sống, tôi nhận thấy ở trong ông có trái tim nhiều thương cảm của một nhà văn. Có một câu chuyện ông kể làm chúng tôi xúc động.

Trong quãng thời gian khi bị quản thúc ở Bình Dương, ông gặp một đôi vợ chồng bị thương tật. Vợ cụt hai tay, chồng bị mù cùng dắt díu 2 đứa con lội bộ từ Lộc Ninh về Bình Dương khi trời đang sẫm tối. Ông hỏi anh chị đi đâu? Thì được nghe trả lời là tính đi bộ về Tây Ninh vì nghe đâu dưới đó có Chùa đang phát chẩn. Ông bảo: Thôi, lên xe ông chở ra bến xe An Sương. Rồi ông cho tiền để đón xe đò. Nếu đi bộ thì biết khi nào mới đến được? Ông chở người vợ và 2 đứa con đi trước. Dặn dò anh chồng mù ngồi yên, đừng đi đâu chờ ông quay lại. Trên xe, chị vợ kể chị là chiến sĩ diệt Mỹ. Đã từng đi hội nghị ở Cuba. Trong một trận đánh chị ném lựu đạn bị thương cụt tay. Vào bệnh viện gặp anh chồng cũng là thương bệnh binh nên được kết hợp yêu nhau để tiện sau này cùng nhau chăm sóc.
Khi ông quay lại để đón anh chồng mù thì ông lại được nghe tâm sự. Lúc ngồi chờ ở đây em mong là bác đừng quay lại. Và cũng muốn cho con vợ nó bỏ đi luôn. Vì đời em mà nó khổ quá nhiều rồi...

Ông nghẹn ngào khi lập lại lời bộc bạch của người chồng mù. Không giấu được xúc động. Đưa tay lên khóe mắt. Rồi ông nói lớn:

Nỗi khổ của dân tộc mình nó lớn như một quả núi!

Nỗi khổ của dân tộc mình nó lớn như một quả núi. Câu nói của nhà văn Phan Nhật Nam khiến cho tôi cứ bị ám ảnh mấy ngày nay.

Saturday, July 21, 2012

Viết cho Aurora

Vụ nổ súng tại một rạp chiếu phim ở Aurora, tiểu bang Colorado đã một lần nữa gây chấn động nước Mỹ về chuyện súng ống . 12 người chết. 58 người bị thương. Hung thủ, James Holmes - 24 tuổi, đã chọn tấn công những người đến xem xuất chiếu đầu tiên phim "Batman - The Dark Night Rises" ra mắt vào đêm thứ Năm- rạng sáng thứ Sáu. Sự hồ hởi và náo nức mong chờ về một cuốn phim mới. Cái thú đẹp đẽ và nhỏ nhoi là muốn được thưởng ngoạn về phim ảnh của những nạn nhân vô tội đã bị cướp đi bởi một kẻ có học thức nhưng suy nghĩ bất thường.

Cuộc sống con người mong manh quá! Nỗi đau đớn của con người không chỉ đến từ những điều ghê gớm như chiến tranh hoặc thảm họa thiên nhiên... mà có thể đến từ những gì rất đỗi gần gũi chung quanh mình. Trong lần này là đến từ những ý nghĩ của sự lố bịch và điên rồ.

Thành phố Aurora ở tiểu bang Colorado rơi vào thảm kịch bởi súng ống và kẻ điên. Nước Mỹ treo cờ rũ để cầu nguyện cho các nạn nhân. Chúng ta hãy dành những suy nghĩ cho Aurora. Cầu nguyện cho những con người xấu số.

Thực sự, James Holmes là một người bình thường. Nhưng điểu gì đã làm cho anh ta, từ một người đang ghi danh học Ph.D về thần kinh lại trở nên như vậy?

Súng ống hay là con người? Tôi nghĩ là cả hai.

Tôi là một người thích súng ống. Nhưng không nhất thiết là tôi ủng hộ súng ống 100%.
Và tôi cũng là người thích cảm giác. Nhưng tôi nhìn nhận bất kỳ chuyện gì thì yếu tố về trách nhiệm của con người cũng phải cần được xem xét.

Con người cần phải được dạy dỗ kỹ lưỡng về mục đích và kiến thức súng ống trước khi muốn sử dụng nó. Nếu bạn chưa được chuẩn bị thì đừng chọn. Hãy cẩn thận. Và cũng đừng tạo điều kiện để có một khẩu súng quá dễ dàng mọi lúc mọi nơi, ngay trong ngăn kéo hay ngay dưới băng ghế trong của chiếc xe mình.

Nhân sự kiện bi thảm ở Aurora hôm nay, nhiều người có thêm lý do để yêu cầu kiểm soát súng ống.

Tôi không biết James Holmes có kiến thức gì về súng ống chưa? Nhưng việc anh ta mua được 4 cây súng trong vòng có 2 tháng là điều không thể tưởng tượng được.

Nhưng ai mà biết được, sự việc xả súng vào đám đông trong rạp hát có thể sẽ khác đi nếu trong đêm hôm đó, một trong số người xem phim có người mang theo khẩu súng?

Dành những giây phút thương tiếc cho những nạn nhân ở Aurora. Bạn sẽ thấy mình đứng về phía nào, ủng hộ hoặc bác bỏ đạo luật kiểm soát súng ống?

Thursday, July 19, 2012

Mỗi ngày một tấm hình (14)

Nguyễn Minh Tâm... Mê Nhảy Đầm
Đây là giai đoạn lịch sử mà có thể đặt cho nó một tên gọi hết sức là lả lướt: "Sự va chạm của những nền văn minh". Hoặc cũng có thể gọi một cách ngắn gọn là: "Thời thổ tả". Hehehe..

Nguồn: facebook.com

Monday, July 16, 2012

Tứ cú Thái Bá Tân

Lên internet dạo này, thấy người ta thường chuyền cho nhau đọc và share những cái link có những bài thơ của Thái Bá Tân. Một dịch giả có tên tuổi. Hồi trước, đọc thơ của ông dịch. Bây giờ thơ của ông cần được người khác dịch. 
Đọc thơ tứ cú của Thái Bá Tân có một cái sướng là có thể trích, lượm ra một hoặc hai đoạn mà người đọc thấy tâm đắc để áp vào một phân khúc nào đó trong đời sống mà không cần phải xài hết cả một bài tràng giang đại hải. Rất là phê. Giới thiệu cho mọi người đê. Hêhêhê..
Thái Bá Tân                                             
NHÂN TÀI

... Nhân tài, nhà nước nói,                           
Là nguyên khí quốc gia,
Và rằng kính trọng nó
Không đâu bằng nước ta?

Rất có thể nhà nước
Nói điều ấy thật lòng,
Việc làm của nhà nước
Lại khẳng định là không.

Này nhé, nhà nước nói
Cán bộ hồng và chuyên.
Nôm na là đảng trước.
Tức là phải đảng viên.

Đảng viên mới lãnh đạo,
Không thì thôi, good-bye!
Cả khi anh cực giỏi,
Đức độ và có tài.

Không nói, ai cũng biết
Đã qua rồi cái thời
Vào đảng vì lý tưởng,
Vì xã hội, con người.

Giờ người ta vào đảng
Để kiếm lợi, cầu tài.
Nôm na là cơ hội.
Cơ hội vì bất tài.

Còn những người tự trọng,
Và có học, tất nhiên
Họ sẽ không chịu nhục
Uốn gối vì đồng tiền.

Khó hình dung người giỏi
Như ông Ngô Bảo Châu
Lại tự nguyện vào đảng
Hay nhẫn nhục cúi đầu.

Nhà nước đang khuyến khích
Bọn cơ hội, xu thời
Bọn bất tài vô học
Thành quan, lãnh đạo đời.

Tức là cũng đóng cửa
Mọi con đường công danh
Trước những người tử tế
Không muốn hạ thấp mình.

Theo lẽ thường, người dốt,
Khó chấp nhận người khôn,
Và thế là trù dập,
Và thế là ra đòn.

Và thế là rốt cục
Cán bộ đang nắm quyền
Phần lớn là cơ hội
Ngu dốt và hám tiền.

Thế đấy, ngẫm thì biết,
Nhân tài ở nước ta
Được tôn trọng thế đấy.
Thật buồn và xót xa.

Hà Nội, 17. 7. 2012
 
 

Sunday, July 15, 2012

Customer service (2)

Vượt ra khỏi khuôn khổ của một reply comment về cách đặt vấn đề của anh Diên Hoàng và chị BeBo. Nên em làm tiếp cái ẻn này. Hihihi..

1. Trước hết, không thể có suy nghĩ áp đặt toàn bộ BBT, đồng sự của anh HN phải bỏ việc, từ chức, hoặc đình công... để xem đó là yếu tố chứng minh, hoặc để khẳng định việc anh HN đúng. Quyết định tùy theo suy nghĩ, tâm tư của từng cá nhân. Không thể đòi hỏi và đưa ra kết luận võ đoán như vậy được. Sếp Nhiên làm, sếp Nhiên chịu trách nhiệm với cấp trên. Vậy thôi.
Đồng nghiệp trong BBT tờ NV có hèn hay không? Chỉ có họ biết. Họ tự vấn. Và họ sẽ có câu trả lời nếu xét trên góc độ tính chất của nghề nghiệp. Không ai có thể kết luận hay giải quyết chuyện sang- hèn trong vần đề này ngoài chính bản thân họ. Hơn nữa, họ là nhân viên cấp dưới. Không thể đặt trách nhiệm ra ngoài vị trí mà họ đang đứng.

2. Trong entry trước của em, em gọi Ban lãnh đạo tờ NV là hèn nhát dựa trên tính chất hành động của họ. Cho dù (em nói là "cho dù" thôi nghe) thuộc cấp của mình phạm lỗi lầm gì. Việc hành xử bằng cách đuổi việc để nhằm xoa dịu dư luận là việc làm của những người không tử tế. Khỏi cần phải đưa quá nhiều những điều kiện dài dòng mà em nghĩ là vụn vặt, và "nhảm" nào là: nhà báo, lương tâm con người, đạo đức nghề nghiệp, cách hành xử đối với "người có công với cách mạng".. Khỏi cần phải đao to búa lớn, dùng ngôn ngữ tầm tầm bậc trung để xét hành động tệ hại cũng đã ok rồi.
Nhìn bề ngoài, đó là hành động quyền uy của lãnh đạo đối với thuộc cấp, về mặt biểu hiện. Nhưng xét sâu hơn, tính chất hành động, là sự hèn nhát, chạy trốn trách nhiệm của cấp trên, của các ông lớn. Kết luận. Hèn đại nhân.
Hẹp hơn một chút nữa, xét trên đặc trưng hoạt động của công việc. Với tên gọi là báo chí, ngôn luận, cái gọi là công tác hoạt động trong lĩnh vực truyền thông (dù là đơn thuần làm báo kiếm tiền)... Lại đang hít thở cái không khí của xã hội tự do (rất nhiều anh vỗ ngực tự hào) như Hoa Kỳ này, nhưng có hành động phủ đầu, rất là đáng chê trách, đối với một người làm báo đang đảm nhiệm chức vụ quan trọng trong tòa báo của họ.
Nghĩ xem. Liệu một  kẻ hủ nho, ương ngạnh, không có học thức, hoặc dễ dàng phản bội, dễ bị kích động giật dây hùa theo cộng sản lại được các sếp lãnh đạo của một tờ báo có tiếng như NV, được tin cậy, giao cho chức TBT hay không?
Mở rộng thêm hướng khác trên những điều em vừa nêu. Nói luôn cho khỏi mắc mớ để rơi vào vòng tranh cãi nhì nhằng. Em nghĩ rằng, hiện tại, nhân sự việc "got fired tập 2" này, không ít người sẽ xem mr. Nhảm là làm báo kích động, là người gàn dở và thích nổi tiếng... Nhất là cái thời buổi tao loạn này (chữ của Mẹ Titi, thank you), những cái gì được xem là đạo đức, là trí tuệ, là đi trước người khác một bước trong suy nghĩ... sẽ được xem là trò hề trong lịch sử. Huống chi ở cái cộng đồng ở hải ngoại nhỏ bé này. Những suy nghĩ cực đoan không thiếu. Những kẻ có suy nghĩ bảo thủ, hẹp hòi, GATO...sẽ không thích mr. Nhảm là chuyện đương nhiên. Nên phần nào họ không nhìn thấy rõ cái tầm làm báo của anh này. Đó là điều đáng tiếc!

Good point!

Có lẽ anh Hoàng hay nhiều người khác, nếu có quan tâm đến chuyện này sẽ dễ dàng tìm vào những cái link trên tờ NV, trang web BBC để biết chuyện. Sẽ biết mistake gì. Entry trước không đề cập nhiều vì em nghĩ là không cần thiết và mọi người đã biết.
Một bài viết của độc giả vào tháng 4, một bài viết đáp lại của độc giả khác vào tháng 7. Sự việc này xảy ra liên quan đến 2 thời điểm cách nhau khá xa. Trên cái mục gọi là Diễn đàn. Một trang báo mà chủ trương của tờ NV là giành cho độc giả "xả xú páp". Xả qua, thì phải cho người ta xả lại chứ! Đúng như anh Hoàng đã nhìn nhận vấn đề của cuộc sống là có này, có nọ, có kia.
Thực sự, có mấy ai quan tâm đến trang Diễn đàn này ngoài những vị có viết bài và gửi vào cho tờ NV??? Tờ NV đã cho đeo khiên, mặc áo giáo cho trang này rồi. Trích lại:  "Các bài viết đăng tải trên phụ trang Diễn Ðàn Người Việt không nhất thiết phản ảnh quan điểm của Nhật Báo Người Việt, mà chỉ là quan điểm riêng của từng tác giả". Quá hoàn hảo. Giáp dày thế việc gì phải sợ?
Khi sự việc được "phát hiện" ra, Ban lãnh đạo tờ NV đã có lối xử lý rất là không thông minh -> sợ trách nhiệm -> ích kỷ-> cuống cuồng ra tay trảm tướng -> hèn hạ. Mũi tên ắt sẽ còn dài. Nhưng thôi. Dừng ngang đó là đủ thấy bản chất của hành động rồi. Kéo dài chi thêm tệ hại.

Em cho chuyện này là mistake. Nếu xét sâu thì chưa chắc à nghe. Như vậy trái banh đá về cho phía Ban lãnh đạo NV rồi còn gì?! Hành động diễn ra, kết luận kịp thời. Trong chuyện này kẻ thì tiếc, người thì cho là bình thường. Done! Ở xứ này, mất việc này kiếm việc khác. Nhưng mất người thì khó kiếm. Nhất là thời buổi "Thạch Sanh thì ít Lý Thông thì quá chừng" như này. Mr. Nhảm mất cơ hội để thể hiện khả năng làm báo tài giỏi của mình. Ác! Mất một người đối với họ thì không sao. Làm mất nhiều thứ của một người mới ác nghiệp. Cho nên. Cảm tính hay khách quan bây giờ chắc là anh em mình không nên bàn cãi.

Saturday, July 14, 2012

Phản bội và Hèn đại nhân

Nhảm Biên tập trong đợt biểu tình tập 1
Đi làm về. Đang loay hoay thì nhận được message: Denny's tối nay 9h nghe! Bốc phôn gọi ngược lại hỏi có chuyện gì? Trời, chuyện như vậy mà đợi 9h cái gì. Bây giờ luôn đi! OK?
Bước vô quán là thấy mr. Nhảm ngồi đó với cái laptop. Hỏi: anh Nhiên đang làm gì đó? Chơi game à? Không. Đang kiếm job. Xong!

Trong làng báo ở hải ngoại, Người Việt là tờ nhật báo lớn nhất về quy mô. Vượt ra hẳn khu vực quận Cam, vùng Nam California, và nói không ngoa thì đó là tờ báo đứng đầu về chất lượng so với nhiều tờ báo tiếng Việt ở trời Âu, trời Mỹ. Tờ Người Việt có tiếng tăm là nhờ đội ngũ phóng viên giỏi.
Trong lúc nhóm chúng tôi ngồi ở Denny's thì Ban lãnh đạo tờ NV cũng đang họp để ra quyết định đuổi việc mr. Nhảm - Tổng Biên Tập, một người làm báo có nghề, phải nói là rất giỏi của họ.
Dù chức vụ của mr. Nhảm trong tờ NV lúc này là phụ tá chủ bút. Không biết ai đã đẻ ra cái danh hiệu này mà khi nghe tạo cảm giác rằng làm người phụ tá là người làm chân sai vặt. Ví dụ như phụ tá giám đốc, phụ tá chủ nhiệm... những vị trí này rõ ràng là sai vặt, giám đốc, chủ nhiệm chắc chắn là không phải rồi, nghe rất là hữu danh vô thực.
Tôi thường gọi anh Nhiên là ông Nhảm biên tập. Vì nó hài hài cho nó hậu hiện đại, và đúng thực cái công việc khá bận rộn bài vở trong vai trò của Tổng biên tập của một tòa báo. Nhưng thôi, chuyện chức danh chữ nghĩa dành cho những người nào thích danh.

Nhớ cách đây 5-6 năm trước, đọc quảng cáo thấy báo NV có tuyển. Đâm đơn vô chờ cả tháng không thấy trả lời. Đang lang thang bên Minnesota thì nhận được điện thoại gọi về phỏng vấn.
- Anh cho em mấy ngày được không?
- Được. Về trước thứ Bảy là được.
Lật đật bay về gặp mr. Nhảm. Xem tướng xem tá, hỏi loanh quanh vài câu trong đó có câu này làm mình nhớ hoài.
-Thanh trước đây đang làm gì mà bị thất nghiệp?
- Dạ, làm hãng DVD. Cuối năm ế hàng quá nên chủ cho nghỉ.
- Cái máy nó ra làm sao? Mình tả và nói sơ qua về nguyên tắc vận hành máy cho người nghe dễ hình dung. Hỏi tiếp: Thế có biết cách nào để phân biệt đĩa lậu và đĩa thật trên thị trường không?
- Dạ biết chứ!
Nghe trình bày xong. Ok, good! Đi vào trong này để xem lòng vòng cho biết tòa báo.

Khi ra về, nghĩ trong bụng cha này biết đặt câu hỏi và cách khai thác thông tin rất giỏi. Đặc biệt là câu hỏi phân biệt đĩa DVD. Mang tính trắc nghiệm nghề nghiệp. Nếu không trả lời được câu này, có nghĩa là việc trước mình làm mà không biết gì, thì việc làm sau cũng sẽ không có cửa. Cuộc phỏng vấn gọn nhẹ. Qua được cửa. Done!

Cách đây 5 - 7 năm trước, những tờ báo tiếng Việt online ở hải ngoại rất tệ. Click vào thấy rất nghèo nàn, kể cả báo NV. Trong khi đó báo chí mạng trong nước đóng mở ào ào. Đem ý kiến này trao đổi với anh em trong những buổi trà dư tửu hậu, nhậu nhẹt bạn bè. Phóng viên học việc mà ý kiến ý cò cái giề? Lãnh đạo tờ NV lúc đó chỉ quan tâm đến bao nhiêu trang quảng cáo trên báo giấy. Mất quảng cáo. Báo chết. Người đi theo. Hehehe..

Vô làm được mấy tháng. Quit job. Mặc dù không trực tiếp làm sếp hướng dẫn, nhưng tôi học từ mr. Nhảm được nhiều điều. Cách chụp hình cho báo chí, cách lấy tin, cách viết và biên tập tin làm sao mà khi đưa lên thì sếp chỉ đọc qua mà không mất thì giờ để cả hai cùng khỏe mà về sớm...
Phải nói rằng đây là một trong những giai đoạn rất khó quên để tôi có được tình cảm của rất nhiều bạn bè, nhiều anh em, mà bây giờ vẫn tiếp tục duy trì, khi sống quá xa nhà ở bên này.

Một- hai năm sau, tờ NV có thay đổi lớn. Fired tập 1 diễn ra. Chủ đề "Thủy Chậu". Mr. Nhảm got fired. Cộng đồng biểu tình gọi mr. Nhảm là kẻ phản bội. Chú Vũ Ánh, lúc đó làm chủ bút. Chịu trách nhiệm, ông già tuyên bố từ chức một cách hiên ngang. Cả Bolsa rần rần cờ vàng. Tờ NV mất dần nhân sự. Kinh tế down. Không khí ảm đạm. Báo chí quận Cam mang gương mặt của bánh bao chiều.

Sếp mới về, cách mạng đường lối. Những người làm báo giỏi được trọng dụng. Mr. Nhảm quay lại với chức vụ Tổng biên tập. Tờ NV không những lấy được sự tin cậy mà phát triển uy thế mạnh hơn nhờ những thay đổi phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội online. Báo Người Việt không chỉ giới hạn ở Quận Cam mà Âu, Á tìm đọc rất nhiều.  Bốn năm khởi sắc.

Mr. Nhảm phạm mistake. Ban lãnh đạo báo NV đã ra quyết định đuổi việc. Got fired tập 2 bắt đầu. Nhiều người bi quan cho tình hình ảm đạm như phần một sẽ tái diễn. Không bao giờ xảy ra. Vì Ban lãnh đạo công ty NV đã đi trước một bước bằng một động thái rất hèn nhát. Đuổi người trước khi xảy ra động tĩnh. Không muốn cờ vàng tập trung ầm ĩ ở cổng công ty. Mất phụ tá này thì kiếm phụ tá khác. Cần phải bảo vệ những ông chủ. Những hèn đại nhân.

Một số người cho rằng đây là business. Kinh doanh mà không có khách hàng thì cạp đất mà ăn à? Oh, yeah! Nhưng kinh doanh báo chí khác với mở nhà hàng bán bún bò Huế hoặc bán Mỹ tho hủ tiếu chứ! Bán báo, không đơn giản là bán sản phẩm mà kèm luôn cả cái tinh thần và nhân cách của tờ báo đó. Không chấp nhận cách làm báo lá cải, phê phán chế độ độc tài trong đó báo chí được xem là công cụ, là lề phải... vậy liệu tờ Người Việt có xét lại tinh thần và lối xử sự của mình phù hợp với tu chính án số một theo Hiến Pháp của Hoa Kỳ, mà họ cho vẽ tranh và treo ngay bên trên lối cửa chính ra vào của tòa soạn, hay không?
Tự do ngôn luận trong một xã hội thượng tôn luật pháp là chiếc kiếm sắc đầy quyền lực để mọi người dân ở Hoa Kỳ dùng nó chống lại sự đặc quyền, đặc lợi trong một chế độ dân chủ. Thế nhưng, chiếc kiếm sắc ấy đã bị Ban Lãnh đạo công ty báo Người Việt rút ra đâm vào lưng Tổng biên tập, rồi quỳ gối dâng tặng cho một số nhóm người và rón rén rút êm bằng cách khép nép đi theo lề bên phải vì quyền lợi của riêng mình.
Trong nước đang biểu tình ầm ầm chống Trung Quốc và chế độ độc tài đặc quyền, đặc lợi. Tờ Người Việt đang cổ xúy cái tinh thần quật khởi đó để mong giúp được chút gì cho người dân trong nước, những người đang cố lấn từng chút một trên bước đường kiếm tìm những mẩu không khí tự do. Nhưng ở hải ngoại thì tờ Người Việt lại né biểu tình. Run sợ và trở nên hèn nhát!

Báo chí sống nhờ quảng cáo. Một vài năm đầu khởi sự gian nan, làm báo kiếm được mẩu quảng cáo của khách hàng như bắt được vàng. Uy tín và thanh thế được nâng lên bởi cách làm báo của những người tiền nhiệm có nhân cách. Làm báo vì yêu nghề. Trốn thoát tìm đến xứ tự do để được tự do làm báo. Quảng cáo có được là quảng cáo sạch. Đồng tiền sạch. Không giành giật. Trải qua bao nhiêu năm. Tờ Người Việt lớn mạnh không ngừng. Bây giờ có thể tự hào là một đại ca trong làng báo hải ngoại. Nhưng vẫn cái lối tư duy làm báo rất cũ. Vẫn làm báo để kiếm quảng cáo. Cho nên có thể trảm tướng, hèn hạ chém người làm lăn lóc. Những mẩu quảng cáo bây giờ phải giành giật. Khổ thật. Tội nghiệp thật. Và hèn thật.

Thử nghĩ, liệu cái "cộng đồng" mà tờ Người Việt đứng ra quỳ gối có phải là khách hàng đem lại nguồn sống cho tờ báo hay không? Chắc chắn là không. Hơn nữa, thị phần quảng cáo vùng Orange County, Los Angeles, xa hơn chút nữa là Riverside, San Diego nó vẫn mãi là vậy. Vốn định hình và chia phần cho từng ấy tờ báo. Cạnh tranh về mặt kinh doanh không phải là lấn nhau, giành cắn nhau miếng bánh trong thị phần khách hàng quảng cáo. Liệu sau sự kiện này thì quảng cáo sẽ nhiều hơn chăng?

Ở trong nước, báo chí vốn đã bị điều khiển bởi cơ chế độc tôn tư tưởng. Mặt khác lại dành sức để lấn, và đánh nhau trong một cái lề bên phải chật hẹp nên thiếu đi sức mạnh đoàn kết và phần nào mất khả năng báo chí của mình. Ra hải ngoại phải khá lên chứ. Nhưng không. Đâm lưng chiến sĩ vẫn còn. Và đi bòn quảng cáo theo đường đầu gối.  Hèn!
Vì sao hèn? Vì tờ Người Việt đã mặc áo giáp nhưng khi xông trận vẫn bỏ của chạy lấy người. "Các bài viết đăng tải trên phụ trang Diễn Ðàn Người Việt không nhất thiết phản ảnh quan điểm của Nhật Báo Người Việt, mà chỉ là quan điểm riêng của từng tác giả". Mr. Nhảm không được mặc áo giáp và đã bị lãnh đạo tờ Người Việt thọc lưỡi kiếm hèn hạ xuyên ngang hông.

Quảng cáo không biết có tăng không? Nhưng lối xử xự thì quá hèn. Đến bây giờ mà vẫn xun xoe sáo ngữ "tự do ngôn luận" thì rõ ràng là quá tồi và shame on you, những ông chủ của tờ Người Việt!

Thursday, July 5, 2012

Mỗi ngày một tấm hình (13)


Hình này mới tag được trên facebook còn nóng hổi. Post lên liền kẻo aHoang, chị Ba Đậu complain. :)

Nhìn hình mà thấy rùng rợn, và ngồi lo cho đám con cháu nhà mình cũng cỡ độ tuổi như vầy. Ra đường mà lỡ gặp phải cái đám này thì chắc là tới số.

Gia đình?
Nhà trường?
Hay Xã hội?

Chắc là sẽ không ai đứng ra nhận lãnh cái kết quả này đâu!
Vậy thì do trời sinh rồi. Nói như vậy, để có yếu tố bên ngoài cho nó khách quan. Nhỉ?

Mỗi ngày một tấm hình (12)

Monday, July 2, 2012

Xin đừng và Lời than vãn

Hai hình trên là cảnh trấn áp người biểu tình chống Trung Cộng ở Sài gòn vào ngày 1/7/2012, khi công ty CNOOC của nước này chào thầu 9 lô dầu khí ở biển Đông nằm trong lãnh hải VN.
Những người của phía lực lượng trấn áp trong sắc phục trắng nhìn rất giống tàu. Hình này tag từ facebook của bạn bè.

Quý vị nào không thích những hành động biểu tình như trên của người Hà Nội, dân Sài Gòn thì please, shut up! Dịch qua tiếng Việt đàng hoàng là Xin đừng quăng quật. Link bài của Dr. Nikonian.
Hành động biểu tình chống tàu của những anh chị em được xếp vào diện "phản động" thường bị xem nhẹ và bị mỉa mai bởi một số tư duy không màng của một số người. Trong đó có những "chí thức" đang rất thèm khát khao tri thức của thế giới.

Còn đây là lời than vãn của Đốp Nicoteen, xin cốp về để phục vụ quý anh chị không thuộc trong friend list. Và cũng không giới hạn người đọc và người ngẫm. :)

Xứ sở cứt gì mà yêu nước cũng bị hành hạ là sao? Mie, tụi bay tưởng tàu nó qua đây thì nó cho tụi bay nhà cửa quyền lực à? Bà con phe cánh nó để đâu. Tàu qua xứ này, tụi tao sẵn sàng chết trước, để tụi mày chết sau, vừa chết vừa tiếc của xót quyền lực, chết trong dằn vặt, chết không siêu thoát. Nhớ đó!