Tuesday, August 21, 2012

Ruby Sparks - Liệu ngôn ngữ có là quyền năng tối thượng?

Để trốn cái nắng và nóng ở California, thì đi kiếm những nơi có máy lạnh, có không khí điều hòa như các khu shopping, hoặc đi coi ciné. Mình chọn cái thứ hai. Rẻ hơn nhiều.

Xong cái phim thứ nhất, cháy nổ đùng đùng đã mắt, đã tai. Ra khỏi phòng chiếu nhìn ra ngoài trời vẫn nắng chói chang. Còn sớm. Đảo quanh một vòng, thấy phòng chiếu phim Ruby Sparks còn 5-10 phút nữa là vô. Quá perfect. Chui vô coi cọp. Không biết là phim gì, thấy tựa nghĩ là phim action, thế nào cũng có vụ cướp của giết người và đuổi bắt ngoạn mục. Nhưng lầm. Đây là thể loại phim hài, chính kịch và có pha chút hư cấu. Tiết tấu phim chậm rề rề làm cho mình có đôi lần ngủ gục. Đây cũng là lý do mà mình thích đi coi phim một mình. Nếu có ngủ gục, lỡ có ngáy to thì cũng không làm phiền người bên cạnh và cũng không sợ bị quê. Hehehe..

Thật ra, Ruby Sparks là một phim đáng xem bởi nội dung và cách đặt vấn đề của phim liên quan đến tính nhị nguyên trong đời sống. Làm thế nào để có sự hài hòa giữa hiện thực và hư cấu, sự cân bằng có thể giữa bản ngã và người khác, độc lập hay ràng buộc, nữ tính hay nam quyền, tự do sáng tạo hay ràng buộc duy lý..

Liệu một người viết văn, có tìm thấy được chính mình hay đã đánh mất mình trong quá trình sáng tạo? Trong phim, Calvin là một nhà văn trẻ. Sớm thành công ở tuổi 19, nhưng tiếp sau đó 10 năm, anh vẫn chưa có thêm một cuốn sách nào và tất nhiên anh cũng chẳng có một thành công nào thêm ở tuổi 29. Rơi vào sự trầm uất. Anh mơ ước tạo ra một nhân vật có thể làm thay đổi thực tại mà anh đang gặp phải. Và điều đó xảy ra. Calvin say đắm với nhân vật của anh. Bằng vũ khí tối thượng của ngôn từ, quyền năng giảo hoạt của chữ nghĩa, nhà văn Calvin có thể áp đặt toàn bộ suy nghĩ, ý muốn của mình lên nhân vật, thay vì tạo ra một nhân vật khác mình? The question is very interesting!

Đôi khi xem phim, chúng ta cần phải chấp nhận những yếu tố hư cấu, sự giả định của những nhà làm phim để truy tìm cái kết quả theo xu hướng mà vấn đề đã đặt. Tôi thích kịch bản này bởi cách đặt vấn đề và chọn yếu tố giả định để giải quyết vấn đề rất thông minh. Tác giả (Zoe Kazan) đã cho nhân vật của nhà văn Calvin tồn tại và chính nhân vật này đã tác động ngược lên người sáng tạo ra mình. Có thể xem đây là ý thức phản tỉnh đối với những nhà làm nghệ thuật. Điều này là cần thiết.

Sự phản tỉnh trong công việc sáng tạo, làm cho người nghệ sĩ vượt ra khỏi những khái niệm gây tranh cãi bấy lâu nay là nghệ thuật vị nghệ thuật, hay nghệ thuật vị nhân sinh.
Trong phim Ruby Sparks, ý thức phản tỉnh đã làm cho nhà văn Calvin trở lại đúng vị trí trong lằn ranh của mình. Anh để cho nhân vật trong truyện được tự do. Và  nhờ vậy anh cũng cảm thấy được tự do trong ngòi bút.

Phim này là một tuyên ngôn về nghệ thuật? Không dám! Chỉ đơn giản là một câu hỏi nhỏ trong lĩnh vực viết văn nhưng khiến cho người xem suy nghĩ để có thể mở rộng ra nhiều vấn đề.

Tuy nhiên, một phim nhỏ, kinh phí nhỏ, nên cũng chỉ hấp dẫn lượng người xem rất nhỏ.

6 comments:

  1. Đi coi phim một mình: good idea!

    ReplyDelete
  2. "Tuy nhiên, một phim nhỏ, kinh phí nhỏ, nên cũng chỉ hấp dẫn lượng người xem rất nhỏ." Lại gặp những người coi cọp thì coi như phim lỗ vỗn luôn rầu. hahhha...

    đọc từng chữ thì hiểu, đọc xong nguye^n post hổng hiểu gì ráo! :D

    ReplyDelete
  3. @Chị Hằng: Coi một mình, không những ngủ khỏe mà nhảy rạp cũng dễ nữa. :)

    @Hến: Nói cái trúng tim đen. Hehehe.. Coi phim mà ngủ gục, nên viết cũng giật cục thành ra không ai hiểu. Để rút kinh nghiệm lần sau vậy. :)

    ReplyDelete
  4. coi phim một mình cũng có nhiều điều thú vị lắm chứ ,anh xép coi cọp được em thiệt là bái phục quá đi :) :)

    ReplyDelete
  5. @Lou: bên này có những rạp từ 10 đến 20 hoặc 30 phòng chiếu. Tha hồ nhảy cọp, chỉ có điều ko có thời gian.

    ReplyDelete
  6. tui chưa hiểu đoạn cuối, tại sao tay nhà văn gặp đc lại ruby nhỉ, hay hắn lại viết về ruby

    ReplyDelete