Hôm bữa thứ Năm là ngày giỗ của ông Ngoại tôi. Gọi điện thoại về nhà và nghe nói đám giỗ ông Ngoại đông vui lắm. Từ ngày sống xa gia đình, ngót nghét cũng 2 chục năm nay, ít khi có mặt ở nhà. Mất cơ hội gặp những người thân vào những dịp như thế này.
Tôi không hề biết mặt ông Ngoại. Ngày ông mất, Mẹ tôi về thọ tang, ba ngày sau, giữa lúc tang gia bối rối thì tôi được ra đời. Tiếng khóc oe oe của tôi cũng được hòa theo giữa tiếng khóc thương tiếc về ông của cậu, dì, ôn, mụ, của đám con cháu, những người thân thuộc xung quanh ông Ngoại.
Sau này lớn lên, tôi được biết về cuộc đời của ông Ngoại thông qua ký ức của những người thân trong gia đình hoặc những người quen biết trong làng.
Ông Ngoại là người hay chữ. Ông rành chữ Nôm, nói và viết được Pháp ngữ, còn tiếng Việt thì ông viết chữ rất đẹp. Tuổi thơ tôi lớn lên sau 1975, vì ở nhà của Ngoại, thường lục lọi giấy tờ cũ nên thấy được bút tích của ông Ngoại.
Hầu như con nít ở trong làng đều được ông dạy dỗ những chữ cái đầu tiên trước khi vào được trường học. Giống như pre-school bây giờ ở đây vậy. Nếu gia đình nào không đủ sức cho con ăn học, thì gửi con học "ở trường của ông Ngoại con" luôn.
Là người hay chữ, nên ông Ngoại đặt tên cho con cái rất hay. Tên con trai ông đặt là (Xuân Quang), Xuân Vinh, (Xuân Nghị), (Xuân Lộc). Tên con gái ông đặt là Bích Nhạn, Hồng Phấn. Vào thời đó, những cái tên đó gọi lên nghe rất kêu.
Nhà của ông Ngoại là một cái nhà rường bề thế, có nhiều cột, nằm trong khu vườn rộng 5 sào. Theo như lời mẹ tôi kể, nhờ trúng một mùa dưa gang bội thu mà ông đã xây được ngôi nhà như thế này. Tuổi thơ của mấy anh chị em tôi gắn liền với quê Ngoại, nhà Ngoại và đặc biệt là khu vườn có nhiều cây trái của Ngoại. Cây măng cụt xanh um, cho trái vào những tháng mùa Đông để mẹ tôi đổi gạo. Những trái dâu tươi ngon mọng nước lạ lẫm mọc ở thân cây. Những trái thanh trà với vị ngọt thanh tao của vùng Lương Quán, Nguyệt Biều nức tiếng cả một vùng thành phố Huế...Vườn của ngoại luôn đầy ắp tiếng cười lũ bạn học của anh chị em tôi trong những ngày hè.
Anh chị em tôi lớn lên và trưởng thành trong sự đùm bọc, thương yêu của làng quê Ngoại. Ngoại không phải là ngoài như người ta thường nói, mà tình sâu nghĩa nặng ở bên trong. Ngoại bao giờ cũng là niềm thương mong mỏi để ngước về. Ngoại là chan chứa!
Viết vài dòng hôm nay để tưởng nhớ về Ngoại. Tuy không gặp mặt được ông, nhưng ông là nỗi mất mát đầu tiên của con, khi con có mặt ở trên đời.
Mừng giỗ ngoại GX và có người đang nhớ về ngoại.
ReplyDeletedễ thương quá. Nếu. Còn giữ được bút tích của ông thì Gác Xép nên scan laị save đó. Cho con chaú ngày sau nhớ tới một lớp người văn chương như ông ngoaị .Một thời hén.
ReplyDeleteChia sẻ những hoài niệm với GX nha.
ReplyDeleteNhững cái tên GX nói ở trên rất đặc trưng Huế. Họ hàng của mình (có những người chỉ mới nghe tên chứ chưa bao giờ gặp mặt) cũng có người tên Xuân Vinh và Hồng Phấn, mà người tên Hồng Phấn là đàn ông :)))
Có nhiều điều bạn kể cũng gợi lại ký ức tuổi thơ của mình ở vườn nhà ngoại, cũng có những thanh trà, măng cụt, hồng nhung....Một khu vườn rộng bao la đầy bí hiểm trong trí nhớ của một đứa con nít 7 tuổi, mà khu vườn đó bây giờ đã bị chia năm sẻ bảy bán cho người ta xây nhà rồi.
Ý, còn cái này nữa (nhiều chiện ghê), ông ngoại của mình là nhà giáo, cũng hay chữ và mình cũng từng hay lục lọi tủ sách của ông, hihihi.
ReplyDeleteCó khi nào 2 ông ngoại này biết nhau không ta, hỏi hú họa vậy thôi. Ông ngoại mình tên Lâm Toại, có thể có người thế hệ cũ ớ Huế biết tên.
@Chị Ba và Lún: Thank you!
ReplyDelete@Polka Dots: Chào "o gái Huế". Không biết hai ông Ngoại có quen nhau không? Nhưng cháu chắt của mấy ôn thì gặp nhau và làm quen ở cyber như thế này là vui rồi.
Một lần nữa, Happy Mother's Day mấy chị.
Thanh Nguyên tình cảm và có nhiều kỷ niệm để nhớ quá.
ReplyDeleteNgoại không phải là ngoài như người ta thường nói, mà tình sâu nghĩa nặng ở bên trong. Ngoại bao giờ cũng là niềm thương mong mỏi để ngước về. Ngoại là chan chứa!
ReplyDeleteCùng suy nghĩ như anh!
@BeBo: Cám ơn sự cùng suy nghĩ của chị. Một tuần vui vẻ.
ReplyDelete