Wednesday, January 25, 2012

Trí thức trùm chăn

Lên mạng mấy ngày nay. Dù dửng dưng mấy cũng bị hút vào cái chuyện Trí thức này. Bàn luận quanh chuyện bài phỏng vấn của NBC thì có quá nhiều người nói. Mình có nói thêm cũng chẳng bõ bèn gì. Nhưng đọc bài ở bên blog của Lừng. Tranh luận tí:
Theo Lừng thì: Hiểu nôm na nhất thì trí thức là những người xả thân cho sự nghiệp làm giàu cho tri thức nhân loại (life of mind, meaning the pleasure in intellectual stimulation), cho cái sự biết và sự hiểu (knowing and understanding) 
Nói như vậy là đúng. Nhưng nó không phù hợp. Vì quá đơn giản. Nếu không nói là quá cũ. Nó hoàn toàn không mang một chút gì hơi thở của thời đại. Thời của internet. Thời mà xã hội tặng không cho anh cái label với giá rất cao. Nhãn trí thức.
Vẫn biết rằng một cộng một bằng hai. Nhưng lập luận "trí thức là người lao động trí óc" nghe không ổn. Đặc biệt với những người nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng ít nhiều thì lối hiểu quá sơ sài đó phải cần được tránh khi nói về những chuyện liên quan đến xã hội hiện đại.
Mà đôi khi một lập luận không ổn sẽ có thể mở đường cho hàng loạt cách định nghĩa chung chung, cách hiểu nôm na được kéo theo. Đại loại như người đi học là người có giáo dục. Ai mà cãi được với những lập luận gàn kiểu này?
Hơn nữa, một khi anh tự phân biệt mình là người lao động trí óc. Yêu cầu được đánh giá mình theo sản phẩm làm ra dựa trên cái công việc hết sức trí não của mình. Tức là thuộc diện tầng lớp lao động cổ trắng. Khác với diện lao động chân tay - loại cổ xanh. Vậy thì xài từ trí thức làm chi cho nó sang! Đừng nói tới cái chữ trí thức cộng đồng (public intellctuals) cho nó to tát!

Bây giờ mà đu theo cái định nghĩa trí thức là gì? Dựa vào vai trò, dựa vào phẩm chất, hay dựa vào tính chất... blah, blah.. để mà xác định cho thiệt chính xác trí thức là gì? Trí thức, anh là ai? Là cái giống đực hay giống cái, le hay la... thì có mà cãi nhau "tới Tết Congo".
Chưa kể, ở Việt Nam bây giờ có thêm khái niệm "trí thức trùm chăn". Ai hiểu nó là gì không? Cái này là ngôn ngữ cũng thuộc dạng mưng mủ. Chưa có trong sách vở. Không khéo chính mấy bác trùm chăn lại phải soạn thảo cả một định nghĩa dài để đưa nó vào trong từ điển.

Mình nghĩ, tiếng nói của trí thức trước những điều xấu, trước những cái ác của xã hội không phải là tiêu chí hay là chỉ tiêu đánh giá trí thức. Mà chính đó là lương tri. Chiến tranh VN kết thúc cũng nhờ những tiếng nói lương tâm thời đại này. Chớ vội quên!

Hiện tại, xã hội VN có rất nhiều người dị ứng với cái chữ phản biện xã hội. Với lực lượng cầm quyền thì dùng phương pháp cả vú lấp miệng em. Cứ quăng ra cái chữ chủ trương rồi bắt dân è cổ ra làm. Người khác thấy vô lý, nói ra điều nghịch tai thì bị ghép vào tội phản động.
Tiếng nói phản kháng được xếp vào lực lượng tiến bộ. Không thấy sao? Xã hội đi lên, tính trì trệ bảo thủ bị đẩy lùi là nhờ vào ý thức phản kháng.
Lên tiếng chỉ trích những người phản biện xã hội là thế này thế nọ. Cũng được. Nhưng phải công nhận họ là những người không mải mê suy tính hơn thua cái nào là lợi cho mình, cái nào là hại cho nhóm của mình. Họ có thể không phải là trí thức đỗ đạt. Nhưng họ biết nhiệm vụ của một người biết chút ít kiến thức. Đó là nói lên sự thật.
Riêng trí thức đỗ đạt. Đi Tây về Tàu. Có được quá trình đào tạo tốt. Có được mối quan hệ rộng. Có được môi trường làm việc đầy tính chuyên nghiệp... Nói chung là rất thuận lợi trong việc nếu họ muốn nói lên sự thật. Nhưng mà không nói lên sự thật thì quả là điều tệ hại.

Trí thức trùm chăn thì chưa ai định nghĩa nhưng xã hội trùm chăn thì có rồi. Một xã hội trùm chăn trông nó như thế nào thì rõ ràng ai cũng biết rồi đó!

11 comments:

  1. Trong xã hội trùm chăn, trí thức khôn là trí thức cũng trùm chăn.
    :(

    ReplyDelete
  2. intellectual ba^y gio+` cha('c ...ho. ddi.nh nghi?a la` ai co' nobel hay field thi` nguo+`i ddo' la` CHA^N LY' ..haha ne^'u the^' truo+'c khi o^ng Nobel va` o^ng Field truo+?ng tha`nh thi` cha('c thie^n ha. thie^'u ...tri' thu+'c ..:-))) ddi.nh nghi~a ba^y gio+` cu?a nguo+`i Vie^.t mi`nh ngo^. ngo^.

    Tuy nhie^n em tha^'y anh 5 Cam mo+'i co' cha^n ly' tho^i. Anh 5 Cam tu+`ng no'i dda.i khai' la` :

    "Nhu+ng kho^ng mua ba(`ng tie^`n thi` mua ba(`ng nhie^`u tie^`n"

    Cha^n ly' cu?a anh 5 Cam ba^'t die^.t ..hahah

    ReplyDelete
  3. Trí thức là một khái niệm có từ bao đời nay, tại sao các bác lại cố tình bóp méo nó nhỉ? Bài viết của em hàm ý: làm ơn hãy tôn trọng cái định nghĩa nguyên thủy của nó.

    Còn chuyện phản biện xh là chuyện của tất cả mọi người, trí thức lẫn không trí thức. Nhưng nếu đem phản biện ra làm tiêu chuẩn cho trí thức thì điều này là không thể chấp nhận được vì chả ở đâu người ta làm thế cả.

    Muốn phản biện xh thì hãy phấn đấu làm chính trị gia hay activist.

    ReplyDelete
  4. hehe à mà tự dưng minh cùng tự sướng lây...khi chỉ định nghĩa gói gọn trong cụm từ "giá trị của trí thức là giá trị của sản phẩm mà anh ta làm ra, không liên quan gì đến vai trò phản biện xã hội."

    Thế thì mình cũng là Trí Thức vậy....mình cũng làm việc bằng trí óc, ngày 8-9 tiếng ngồi phân tích, cho lên các data model, để lam sao cho data nó chạy đúng hàng ngày, hàng giờ, hàng phút và giây để góp một phần "trí tuệ" giúp một đại công ty có GDP có tổng doanh thu một đến 124 tỷ đô là vận hành khắp 5 châu..

    Wow..sướng nhỉ...sản phẩm của mình không thuộc loại rất cao siêu nhưng nó mang lại cuộc sống hàng ngày cho mọi người, mọi nơi, mọi lúc...bất kể lúc nào cũng có nó.

    Chà sướng nhỉ, mới ngủ một đêm thì mình bổ thành trí thức..hahah Tuy nhiên mình vẫn không khoái mấy loại "trí thức" này lắm, mình khoái Chân Lý của anh 5 Cam thôi.

    "Những gì không mua bằng tiền thì mua bằng nhiều tiền"

    ReplyDelete
  5. phải nói là:

    không có việc gì khó khăn, chỉ sợ trong túi khổng đủ dollar :)

    ReplyDelete
  6. Mình vẫn thấy anh Châu và Lừng đúng, phản biện xã hội đang rất cần ở Việt Nam nhưng không phải chỉ dành cho trí thức mà dành cho mọi thành phần khác. Mà việc phản biện đã diễn ra không chỉ ở chính trị mà còn phải ở nhiều lĩnh vực khác, chỉ có điều không rầm rộ như chính trị mà thôi. Cụm từ "trí thức trùm chăn" rõ là của mấy người phổi bò nóng máu, tức khí khi thấy người khác ung dung mà làm việc hiệu quả hơn mình.

    ReplyDelete
  7. Hey bạn Tuấn Caper Diem....bạn với tui hôm nay là Trí Thức nhá..hahah sản phẩm của bạn và tui góp như nhiều người khác đều gỏ keyboard cả...sáng sách ô đi, vào gỏ keyboard đến trưa chiều họp hành..chiều sách ô về...tối tối làm chán ơm uống một ve dầu xanh hay chơi/hay bản nhạc flamenco :-))) cuối tuần trời đẹp ta vác cái nikon ra phố làm vài chục kiểu về xem chơi hay chụp cái xe máy đang cháy đốt anh lai xe đen thui về nhà tự sướng.....thôi mình là "trí thức" hỏng cần biết xe cháy chết người ra sao...vì ta có "sản phẩm trí tuệ" gồi..hahah kệ ai chết mặc xác họ...

    ReplyDelete
  8. Thôi thì lại bon chen tham gia cái đề tài 'tiêu chí trí thức' vậy. Lana lại đồng tình với định nghĩa của Lừng. Theo Lana, cách định nghĩa ấy rộng hơn: Xả thân làm giàu cho tri thức nhân loại, cho sự biết và sự hiểu" - nếu ta hiểu việc khai vỡ 'dân trí'/ khai sáng tri thức cho cộng đồng cũng là làm giàu tri thức; và "sự biết và sự hiểu" bao gồm cả biết và hiểu về bản thân và vận hành xã hội.

    Đơn giản là, đề tài "phản biện xã hội" đang rất nhạy cảm, và nóng đối với VN, nên (cần) được đề cao (thời điểm).
    Đồng ý phản biện xã hội (chân chính) rất cần những người có tri thức, có trách nhiệm với XH. Nhưng đó là 1 việc trong nhiều việc cần làm cho tri thức cộng đồng, đem áp vào 'tiêu chí thức' e là không ổn.

    ReplyDelete
  9. @Lana: Mình nghĩ những trí thức đó ko tự xem họ là khôn đâu. Mà họ nghĩ họ thức thời, "biết mới sống" theo phong cách rất Tàu.

    @Phong: Không có gì là bất diệt ngoài sự thật bạn à.

    @Lừng: Phản biện xh là trách nhiệm của những người công dân có ý thức. Nó là tiếng nói của lương tri. Ko thuộc đặc quyền đặc lợi của bất kỳ một thành phần nào.
    Cho nên cái ý nghĩa nguyên thủy đúng thì mãi đúng nhưng phải thêm vào cho đủ để phù hợp thôi. Không có bóp méo tí nào.

    ReplyDelete
  10. @Titi: Oài. NBC không có sai. Thậm chí trả lời khéo nữa đằng khác. Và những ý kiến xung quanh về chuyện đó cũng không phải là thiếu cơ sở. Chuyện nóng máu phổi bò và tức khí của ai đó mà bạn nói là ý kiến rất thiếu tính xây dựng trong tranh luận. Nếu có một ai đó không biết cái giá trị cá nhân của riêng mình, vị trí của mình ở đâu để mà nổi cáu nóng máu phổi bò như trên thì quả là đáng buồn cười có phải vậy ko?

    ReplyDelete
  11. @Gác: Cái còm đầu (về 'trùm chăn' và 'khôn' là nói bậy bạ, tất nhiên không phải không có ý dưng mà ở đó Lana không có định tranh luận nghiêm túc, thật).
    Phản biện XH là dấn thân và hy sinh, nhưng trong một XH trùm chăn, phản biện không lượng sức mình và không có phương pháp sẽ thiệt thân mà không đem lại hiệu quả. Kết cục là cũng không được gì (cho cộng đồng lẫn bản thân và gia đình).
    Thật ra là cùng ý với Gác: chữ 'khôn' ở đây không hẳn là phê phán.

    ReplyDelete