Thursday, June 7, 2012

Daughter from Danang

Lâu lắm rồi không nói về phim. Đây là bộ phim chị Thu gửi cho cái link từ năm ngoái. Ghé qua blog này coi phim, rồi để đó. Hôm nay mới lôi ra. 



Coi xong phim, thở dài. Rồi buông một câu kết luận: Thảm họa. Một cuộc gặp gỡ thiệt là thảm họa.
Daughter from Danang không phải phim về chiến tranh, không có súng ống, không có cảnh quay của đạn bay máu đổ. Phim tài liệu nói về con lai. Nhưng phim dội bom vào lòng người xem. Đẩy người xem về hai phía đối cực. Thông cảm cho bà Kim. Hoặc chia sẻ với cô Heidi Hiệp.

Heidi Hiệp, một đứa con lai Mỹ, rời xa mẹ lúc 6 tuổi. Hai mươi hai năm sau, từ Mỹ háo hức tìm về Việt Nam để gặp lại mẹ. Rồi ngỡ ngàng trước những gì đã xảy ra không như cô nghĩ. Cay đắng. Hiệp khóc.
Bà Kim, một người mẹ xa con hai mươi hai năm, nay gặp lại núm ruột của mình. Có cảm giác vui mừng như sinh ra Hiệp lần thứ hai. Gặp phải một ca sinh khó. Rồi bị sản hậu. Bà Kim khóc. Xót xa.

Khi xem phim này. Người xem phải chọn cho mình một vị trí ở một phía rõ ràng. Tôi đã mạnh dạn đứng về phía Heidi Hiệp. Mặc dù tôi cũng đã băn khoăn khi chọn góc ngồi cho mình như thế đã đúng chưa? Tôi cũng ước ao là sẽ có giải pháp win-win. Nhưng khi xem phim cũng phải tìm ra cách lý giải cho riêng mình. Tôi lần theo những giọt nước mắt của Hiệp và bà Kim, để nail vào chiếc ghế mà tôi đã chọn.  :)

Hiệp là con lai. Như bao đứa con lai Mỹ khác. Chúng không phải là "loving child". Những đứa con ra đời không theo ý muốn. Bị tai nạn. Bất ngờ. Những đứa trẻ hết sức là trùng nghĩa accident!
Thông qua những gì thấy được trong phim, ta có thể cho Hiệp là có cơ may. May cho cô khi được bốc đi trong chiến dịch Baby lift của Tổng thống Ford. May cho cô không bị tai nạn. May cho Hiệp khi so sánh những đứa trẻ khác cũng lai Mỹ như cô bị mắc kẹt lại không đi được. Bị kỳ thị, bị rẻ rúng, bị đánh đập, thậm chí bị giết đi (như lời mẹ cô giải bày...) Nhưng có thể gọi là may hay không? Khi Hiệp bị đẩy xa mẹ khi mới chỉ vừa 6 tuổi.
22 năm được nuôi dưỡng trong một môi trường no đủ. Và nhận thức được sự lạnh nhạt từ bà mẹ nuôi. Hiệp cần tình cảm. Cái mà rất nhiều người Việt Nam gọi là tình mẫu tử thiêng liêng. Hiệp tìm về quê mẹ Việt Nam. Mong tìm về một nơi gần gụi. Những giọt nước mắt xúc động của mẹ và con ở sân bay. Gặp gỡ có hậu.
Nhưng nó không kéo dài được bao lâu. Ngay từ khi những biểu hiện của bà Kim ở trên xe tôi đã lo sợ và có cảm giác phát ngấy lên khi những hành động của nhân vật trong một cuốn phim tài liệu đã over act! Cái gì quá rồi cũng sẽ. Lố. Lồ. Lộ.
Trong cuốn phim, bà Kim và những người con của bà đã rất thẳng thắn nhưng mà chưa có thật. Cái mà Hiệp cần ở gia đình là cái thật, sự sáng giá ở bên trong.
Heidi Hiệp đang làm mẹ của hai đứa con. Cô cũng có cái tình cảm mẫu tử thiêng liêng. Bà Kim thì dư sức có nhưng bà đã không ban tặng điều đó cho con gái mình một cách trọn vẹn.
Heidi Hiệp bị tổn thương. Lỗi của ai, tôi không biết. Nhưng lỗi của Heidi Hiệp, tôi nghĩ, chắc chắn là không! Cô khóc, rồi cô cười. Cửa đã đóng, nhưng với cô không bao giờ cửa khóa.

Daughter from Danang làm cho người xem và cả những nhân vật gia đình trong bộ phim hiểu được rằng: Cái giá của lòng ước muốn luôn chứa kèm những điều mất mát. Những giọt nước mắt cuối phim của hai người đàn bà, đặc biệt là giọt nước mắt của bà Kim rất dễ làm mủi lòng người xem. Tội nghiệp, nghẹn ngào vì lòng mẹ khi nào cũng thương và nhớ về con. Bà Kim từ nay sẽ thấy được tình cảm trùi trụi, không phô diễn bao giờ cũng long lanh và sáng giá!

9 comments:

  1. Chị vừa coi phim xong. Phim RẤT HAY. Cám ơn Gác giới thiệu nhe.

    Cái này là shock văn hóa, có chút lòng tham trong đó.

    Đúng là bà Kim ngay từ đầu có cách biểu lộ tình cảm rất "diễn", coi thấy rợn da gà.

    Chị không về phe nào hết, đứng ở cửa giữa :D

    ReplyDelete
  2. Em xem phim nay tu lau lam roi, tu ngay sau khi no duoc giai.

    Cai nay la su khac biet van hoa nhu chi Trang noi. Nhung tom nhat la long tham cua nguoi Viet. Khong co tinh me con, hay anh em that su danh cho co con gai.

    Nhung ai bao nguoi Viet tinh cam la toan noi xao.

    ReplyDelete
  3. em cũng có coi phim này rồi, 10 năm trước.

    Nhắc tới chuyện bên lề, nhờ coi cái phim này mà em với O kết nhau đó nha. Hình như là một trong những first date của 10 năm trước tình tang tính tang.

    ReplyDelete
  4. DQ cu~ng coi phim na`y tu+` la^u la('c .....

    Nho'i lo`ng khi tha^'y lo`ng tham oa'i oa(m cu?a be^n phi'a gd o+? VN\.

    Em cu~ng cho.n o+? phi'a co^ Heidi Hie^.p lun\. Ba` Kim ddu'ng la` dda~ kho^ng the^? hie^.n ddu'ng lo`ng me. bao la gi` he^'t ..

    ddau lo`ng a'

    ReplyDelete
  5. Wow! xem phim hay nhưng nghe Gác bàn lại còn hay hơn!!!
    Cám ơn Gác nhiều lắm. Cho phép mình đem bài của Gác chia xẻ với bạn bè trên FB được không?
    Thu

    ReplyDelete
  6. Đọc lời bình hay quá, chị sẽ xem phim, mặc dù từ lâu rồi không xem phim VN.

    ReplyDelete
  7. Coi phim tài liệu này lâu lắm rồi, coi xong chỉ biết thở dài!

    Đúng là mỗi bên có expectations khác nhau, khi những mong muốn đó không được đáp ứng thì đỗ vỡ là điều tất nhiên.

    Mình hiểu cả hai phía. Hiểu và thương Heidi. Hiểu và chán ruột thịt của Heidi ở VN. Cái vui mừng của họ khi gặp lại Heidi không giống cái vui mừng của Heidi khi tìm được họ: Heidi mừng vì tìm được nguời ruột thịt và mong mỏi chút thương yêu; cái vui mừng của ruột rà Heidi bên VN là cái vui mừng khi ngỡ nhặt được mỏ vàng. Nói ra nghe phũ phàng nhưng là sự thật.

    ReplyDelete
  8. chị Chôm Chôm nói đúng, em coi phim xong, cho dù đã coi gần 10 năm trước mà vẫn còn nhớ cái cảnh anh trai của Heidi nói là, giờ em về rồi thì em tìm cách lo cho mẹ sung sướng hay đại loại vậy. Nghe xong Heidi bị shock luôn.

    Thấy mà buồn.

    ReplyDelete
  9. Chị Thu: Cứ xem đây là lời cảm ơn chị Thu về cái link đã gửi. Tùy nghi sử dụng đi chị. Chúc vui.

    To All: Cảm ơn mọi người đã có những chia sẻ sau khi đã xem phim này.

    Have a nice weekend! :)

    ReplyDelete