Tuesday, May 10, 2011

Người tử tế và chuyện vớ vẩn

1. Đó là Eagle, một nhóc tì 5 tuổi. Sống trong một gia đình rất ư là tử tế, vì bố mẹ Eagle thường hay tổ chức nấu nướng những món ăn đặc sản và mời khách đến nhà tham dự.
Lúc còn nhỏ, Eagle thường hay khóc nhè và đeo bố như đỉa. Trong mắt của mọi người, Eagle sẽ không mấy thay đổi, vẫn nhõng nhẽo, rất nghịch, và lì.

Gia đình chú Lập, cô Thư và cu Ben cũng là khách mời thường xuyên của bố mẹ Eagle. Thường những buổi tiệc ăn uống như vầy, trẻ em tha hồ chạy nhảy vui chơi và ít bị người lớn kiểm soát vì người lớn lo hì hụp ăn uống.

Tiệc tan, hết giờ. Người lớn chào nhau hí hửng ra về sau khi đã no say. Cu Ben, 3 tuổi, không chịu đi về mà còn khóc rấm rức. Bố mẹ cu Ben dỗ hoài không nín. Bất ngờ, Eagle chạy đến nói một cách chững chạc với cu Ben: Em chờ anh một tí. Đoạn, Eagle chạy vào phòng, lấy khẩu súng trò chơi đưa cho cu Ben trước sự chứng kiến của nhiều người lớn. Cu Ben nín khe, Mẹ cu Ben nói: Con cám ơn anh Ealge đi. Cám ơn anh đi...

Ừ, cám ơn anh Eagle thật!

Sau này một vài lần, ngồi uống cafe với bố của Eagle để chờ Eagle chơi múa võ. Ông bố cứ chép miệng nói hoài: Sau này cháu nó trưởng thành làm gì được thì mừng. Mong muốn đầu tiên của anh là nó phải làm được người tử tế. Ám ảnh quá!

2. Đó là cô bạn mà tôi quen. Cô đã từng là giáo viên. Ngày mới qua định cư, cô cũng trải qua nhiều nghề, bây giờ có một công  việc ổn định. Nhưng cô vẫn thường nhớ đến ngày xưa, nhớ cái ngày còn "chân ướt chân ráo" như bao người mới đến khác. Trong câu chuyện  của cô kể có cái câu rất tử tế: hồi xưa mình cũng thích như vậy.

Nghĩ, người tử tế sống với tinh thần thoải mái. Gặp lại chuyện xưa không những mừng mà lại còn vui. Còn người không tử tế thì chắc chắn không thích chuyện xưa. Tránh gặp mặt vì sợ đụng những người tử tế. Cám cảnh quá!

3. Có đứa cháu đi ăn ở một nhà hàng nổi tiếng ở vùng Beverly Hill. Hỏi : ở đó có những món gì? Dạ, không biết. Chỉ thấy có thịt heo, thịt bò, thịt, thịt và rau. Hỏi tiếp: có ngon không? Dạ, không. Món gì không ngon? Dạ, dạ...(ậm ờ.. không nói được).

Chắc mình hỏi lộn người.  Haizzaaaaaa...Dập đầu bái lạy.

4. Lâu nay người ta thích nghĩ khác. Chỉ cần khác là được, bất luận đúng sai, hợp lý hay không hợp lý. Câu chuyện về cổ tích Tấm Cám cũng vậy. Không biết từ đâu, và từ bao giờ, câu chuyện cô Tấm bị giang hồ mạng đòi xét lại từ thời forum diễn đàn phôi thai, qua đến thời blog mà vẫn chưa hết. Lại còn đòi xóa sổ cô Tấm nữa. Ui chao.
Cô Tấm ác lắm, ác, ác... Mà cô Tấm ác thiệt. Cô Cám ác, và bà dì Ghẻ cũng ác.
Cô Tấm thảo hiền hoàn toàn không có trong chuyện à nha. Lầm chết! Cái thảo hiền gì gì đó là do ông nhạc sĩ thời hiện đại đẻ ra. Bám sát câu chuyện cổ tích dân gian thì sẽ thấy đó là câu chuyện của ba người ác.

Ác giả, ác báo. Đó là nội dung xuyên suốt câu chuyện. Làm ác thì bị kết cục bi thảm. Đơn giản chỉ có vậy.

Cô Tấm hoàn toàn không phải hiện thân của sự hiền thục mà mọi người mong đợi-vì-hiểu-sai. Đọc kỹ câu chuyện sẽ thấy. Cô Tấm là nạn nhân của cái ác, cô Tấm hoàn toàn không đại diện cho điều thiện, cái hiền bị cái ác theo đuổi, để rồi cái thiện chiến thắng cái ác theo mô-típ thông thường. Bị hố to! 

Nếu bàn đến khía cạnh giáo dục của chuyện này thì cần phải thấy rõ là, vì hiểu sai câu chuyện rồi sử dụng sai câu chuyện, cho nên những đòi hỏi về những gì mà câu chuyện không thể đem lại được lại càng sai luôn.
Câu chuyện này cần được áp dụng cho môi trường giáo dục hay không? Cần lắm chứ. Biết, hiểu thấu nhiều thứ, trong  đó biết về cái ác để mà tránh. Đó cũng là một phương pháp giáo dục toàn diện. Không nên che giấu một điều gì.

Nghĩ lại, thông tin mạng thời buổi này quá nhiều. Cần trang bị cho mình một bộ lọc cần thiết. Đừng biến thành chim sẻ, một con đậu, cả  bầy đậu. Một con bay, cả  đàn dáo dác bay theo.

7 comments:

  1. Đọc cái số 1, số 2, tui "ám ảnh và cám cảnh quá!"
    Đọc đến cái số 4, tui bật cười "vậy mà ông nội này cũng viết ra được." Mà cười rồi, hết cám cảnh luôn rồi :)

    ReplyDelete
  2. Muốn con làm người tử tế là một mong muốn chính đáng và ...rất tử tế :)

    ReplyDelete
  3. @Phú Mỗ: :)

    @Cô giáo: Cái số 4 nào? Edit rồi. Bây giờ quá dài luôn.

    ReplyDelete
  4. Cái số 1 mình cảm được. Số 2 cũng trải nghiệm.
    Số 4 nghe nhiều rồi không bàn cãi.
    Khoái cái đoạn kết nói về chim.

    ReplyDelete
  5. Cái số 4 là "cái thêm vào cho nó dài ra" :))

    ReplyDelete
  6. Bố ạ, chim sẻ nó không bay theo đàn như vậy

    ReplyDelete
  7. @anh Vũ Nhảm: Hồi nhỏ em thường rải gạo, rải cơm nguội để bẫy chim sẻ bằng cái lồng bàn, bằng những cái chụp làm bằng vải mùng (màn) mà. Nên em thấy vậy. Hehehe..

    ReplyDelete