Sau khi hỏi han, tính gác phôn thì nghe giọng bà chị nói với Mạ là sẽ ghé chợ mua chuối và bông để cho Mạ cúng kiếng gì đó. Hỏi thêm, nhà có kỵ gì? Mạ nói: Kỵ giỗ ở nhà thì không. Nhưng cúng 23 tháng Năm.
23 tháng Năm. Tính theo lịch âm. Ngày thất thủ kinh đô. Ngày mà Vua cùng quan và dân thường tan tác chạy loạn trong mịt mùng khói lửa khi Pháp đánh úp kinh thành Huế năm Ất Dậu, 1885. Hàng ngàn người chết trận, chết bờ, chết bụi. Một ngày não nùng. Và người Huế, theo hàng năm, lại âm thầm thương xót bày bàn thờ ra đường, ra ngõ để cúng, để tưởng nhớ, để tiếc, để thương cho những vong hồn oan khiên.
Huế có nhiều địa danh đẹp được gọi tên một cách mỹ miều như Kim Long Vỹ Dạ, Hương Trà... Nhưng cũng có địa danh khi gọi lên thì gợi cho người ta sự sợ hãi và ám ảnh như Ngã tư Âm hồn, Chín hầm, Khe Suối máu... Ngay tại trong kinh thành Huế có một cái miếu gọi là miếu Âm hồn. Nghe đâu là một ngôi mộ chung chôn nhiều người tử trận, dân gian lập nên miếu thờ này và thường xuyên đến cúng viếng, lễ bái để bày tỏ lòng tiếc thương đến với hương linh của những oan hồn sĩ tử.
Lễ cúng tại Miếu Âm hồn (Hình: Google) |
Cúng 23 tháng Năm trong quan niệm của những người Huế dân gian là lễ cúng đơn giản nhưng hết sức lòng thành. Ngoài bình bông, nải chuối, giấy tiền, áo binh vàng bạc, thì trên mâm cúng có cơm vắt, muối mè, khoai lang, sắn hấp, bắp trái, đậu luộc.. nói chung là cúng đồ khô để cho tiện, gọn nhẹ để "người ta" xách đi. Và đặc biệt là nấu nhiều nước chè để cúng cho người chaỵ loạn thỏa cơn khát trong cái nắng của tháng Năm. Hoặc bên cạnh có đốt đống lửa to để sưởi ấm cho những linh hồn chết lạnh vì sông nước.
Nhớ hồi còn nhỏ, mỗi lần ở nhà có cúng, có kỵ là mừng. Cuộc sống tuy chật vật, khó khăn, nhưng không riêng gì gia đình tôi, mà trong tâm thức của người Huế nói chung thì cứ đến tháng Năm vẫn nhớ đến ngày kinh đô thất thủ. Ở nhà tôi, cúng 23 tháng Năm thì cây nhà lá vườn, có gì cúng đó. Ngoài những vật phẩm kể trên thì vườn nhà có trái mít, trái thơm cũng đem ra chia sẻ với kẻ khuất mặt khuất mày.
Văn hóa cúng bái của người Huế thường được xem là lễ nghi rườm rà, nhưng lại rất đơn giản bởi sự thành tâm và tùy gia cảnh của những người dương thế.
Sửa soạn bàn cúng trước cửa nhà (Hình: Google) |
Văn hóa Huế ngoài những mặt nổi có vẻ sang trọng, đài các được tôn vinh làm di sản thế giới, hoặc văn hóa phi vật thể của chốn cung đình... thì văn hóa tâm linh là phần nền tảng làm nên cái đặc sắc của văn hóa Huế. Ai đến Huế cũng có chung nhận xét rằng: đất chi mà buồn da diết. Âm âm u u đến não lòng. Bởi Huế là vùng đất gắn chặt với nhiều biến cố lịch sử của sự chết chóc, phân tán, chia ly...
Mạo muội điểm lại lịch sử để thấy đất Thuận Hóa ngày nay có được, là kết quả nỗi niềm ly biệt của Huyền Trân Công chúa.
Ở khu vực kế cận vùng quê tôi sống có di tích Thành Lồi. Mô đất cao chồm hổm như ngáng chân người đi, đã trở thành một vết sẹo lồi của người Hời từ một vết thương đã bị người Việt của thời đại nhà Trần cứa đứt. Người Hời đã để lại mảnh đất của họ và chấp nhận ra đi vì thua mẹo đắp thành của người Đại Việt.
Trong lịch sử cận và hiện đại Việt Nam, thì Huế là một nơi của chốn đao binh mang nhiều vết cắt. Vua Hàm Nghi cùng quan cận thần Tôn Thất Thuyết bỏ thành quách để lên rừng viết Chiếu Cần Vương. Phật giáo Huế cũng tan tác bởi biến cố 1963. Tết Mậu thân 1968 thì Huế mang một "vành khăn sô" ly biệt. Đến năm 1975 thì người Huế chạy, chạy và chỉ có chạy.. đó là thời điểm mà người Huế dáo dác và í ới kéo nhau chạy tứ bề, chạy tan tác khắp nơi...
Cửa Thuận An là nơi quân Pháp nã phát pháo đầu tiên báo điềm dữ cho ngày kinh đô thất thủ, và cũng từ địa danh này xác người la liệt nằm trên cửa biển, và Huế như được xem là nơi đã mở đầu cho một cuộc tháo chạy chưa từng có trong lịch sử hiện đại của VN.
Vậy cho nên không phải ngẫu nhiên mà Huế có nhiều am thờ, đình chùa, miếu mạo, và người Huế cứ mãi lo về chuyện tâm linh cúng bái, nhớ về người đã khuất để hương khói suốt tháng, quanh năm.
Huế nặng tâm linh bởi Huế lắm điêu linh. Đã qua hơn một trăm năm nay, và hy vọng hai trăm và nhiều trăm năm sau, vẫn còn người Huế nhớ về ngày kinh đô thất thủ.
thật xúc động vì lòng tưởng nhớ người xưa của dân Huế, ngày kinh đô thất thủ chỉ sau ngày Pháp nã pháo vào thành Đà Nẵng, bắt đầu một thế kỷ đạn bom và nô lệ
ReplyDeleteGác nè,
ReplyDeleteTui qua đây là không còn nhớ nổi ngày âm lịch.
Sao mà trùng hợp vậy nè. Hồi tối tui coi phim Full Metal Jacket, có cảnh quay tàn khốc chiến tranh ở Huế. Gác coi phim đó chưa? Tui coi tới đoạn Cowboy got hit là tui định đóng máy đi ngủ. Rồi cũng ráng coi thêm15 phút nữa cho hết phim. Nhưng coi xong, khong còn ý định coi phim SPR nữa. Tàn khốc quá.
Tui ước được một lần đến thăm Huế.
Biết đến bao giờ?
Huế âm u, Huế thở dài, Huế buồn, Huế lặng lẽ, Huế khóc thầm....là những cảm giác khi mình tới Huế và dạo Huế vào ban đêm . Ban ngày lo đi ăn nên không có thấy vậy nha. Đi uống cafe Huế dù quán nhộn nhịp đông cách mấy cũng cứ buồn. Lún có làm cái ghost quilt để diễn tả cái cảm giác này đó. Giờ còn thim bài này nữa. Buồn nha .
ReplyDeleteLún
@Phú: Cảm ơn những ý kiến chia sẻ. Ừ, Pháp nã pháo vào thành Đà Nẵng (1858) được xem là sự khởi đầu một thế kỷ của đạn bom, và bị đô hộ.
ReplyDeleteChị Ba: Bà già nhắc mới nhớ chứ làm gì mà nhớ nổi ngày âm lịch? 365 ngày dương lịch ở đây tém gọn lại chỉ còn có bảy ngày thôi.
ReplyDeleteKhi mô muốn đi Huế thì rủ Mợ Lún luôn. Đi về trúng mùa mưa lụt mới thấy Huế ác liệt hơn nhiều. Hihihi..
Tui cũng dân gốc Huế, nhưng hồi cuối năm vừa rồi mới được lang thang ở Huế.
ReplyDeleteTui đến Huế đúng vào những ngày hiếm hoi không mưa của năm, của mùa. Huế cho tui cảm giác nhẹ nhàng, thanh bình, nhẫn nhịn và cam khổ. Thêm nữa, tui đến Huế bằng ký ức cơ cực, đau khổ của má tui, nên dù muốn dù không, vẫn len lén nỗi buồn tự nhiên...
nam kia Dn ve Hue dung dip cung 23 thang 5, chieu toi toi dua em cho honda chay vo thanh noi, khoi mit mu vi nguoi ta dot do ma ca 2 ben duong, ma duong nho xiu../ buoi toi di trong thanh noi thay ko khi ron ron..
ReplyDeletenam nay ko ve duoc, nho Hue qua di thoi../ thanks TNg lau lau viet ve Hue cua Dn.., doc thay thuong da diet..Hue oi..
thich cai hinh ban tho cung don so truoc nha, voi o kia mac bo do bo nua/ rat thanh tam va rat Hue..
ReplyDeletechac la Th cung nho Hue toi boi..chu ko..
Hi chị Dng: Nhớ Huế là nhớ nhà. Còn nhớ Saigon là nhớ kỷ niệm. :)
ReplyDeletehaha.. "chi" Dn, nghe so qua, tha cho "chi" di hi..j/k.. ;))
ReplyDeletevoi Dn Hue vua la nha, vua la ky niem..nen nho Hue la nho nhieu thu lam..
Chào chủ nhà. Gặp được blog ni mừng quá. Chào anh.
ReplyDeleteChào O Xuân, cám ơn đã ghé thăm. Đã qua và thấy bên o tím rịm. :)
ReplyDelete