Ba tôi là một người rất thích những vật dụng, những thiết bị điện tử. Mỗi lần về thăm nhà, thấy ông cứ loay hoay chỉnh sửa cây ăng-ten, xoay qua xoay về rồi cột cột sợi dây cho tivi được rõ hình để phục vụ con cháu. Thi thoảng lại thấy ông rị mọ tháo ráp cái đầu DVD hoặc gắn nối sợi dây loa.. Thấy vậy, ông anh thứ hai mua tặng cho Ba tôi cái đầu DVD của Nhật đắt tiền. Ba tôi chê: "Dở ẹc, cái này nhiều tiền nhưng dỏm. Không đọc được đĩa hát của tao." Bởi rằng là, những đĩa kinh thuyết pháp, đĩa phim hoặc ca nhạc mà Ba tôi mua, hoặc ai đó đem cho đều là đĩa copy hàng lậu. Anh em chúng tôi thường hay đùa Ba là chuyên gia xài hàng nhái. Ổng cười cười rồi bảo: ở Huế như rứa là xịn lắm rồi. Đòi chi?
Bây giờ mỗi khi đi Fry's hoặc Best Buy, đến quầy hàng điện máy (electrical) tôi cứ đứng tần ngần và nhớ đến Ba tôi. Hoặc những lần đến nhà người quen, bạn bè, thấy người ta mở đĩa hát Thúy Nga, Asia hoặc DVD ca nhạc mừng Xuân... là tôi lại nhớ đến ông khôn xiết. Vì biết rằng Ba tôi thích nghe, thích coi đĩa nhạc và thậm chí sưu tầm cho dù là đĩa sang lại.
Với Ba tôi, ngoài chiếc máy may thì chiếc radio là vật gắn liền với cuộc đời ông. Nhớ những năm tháng tuổi thơ được ở cạnh bên ông, trong một đêm ông nghe BBC, đài VOA, theo dõi đài RFI, đài Á Châu Tự Do RFA, và cuối cùng ngủ thiếp đi bởi chương trình tiếng thơ, hoặc đọc truyện đêm khuya của đài Hà nội.
Tôi là đứa con có cuộc sống ít gần gũi với gia đình. Vì vậy những kỷ niệm với Ba tôi cũng không nhiều lắm. Nhớ có một lần, năm đó tôi học lớp 11, tuổi mới lớn lên nên cũng bắt đầu yêu đương lung tung, đàn đúm theo bạn, kết bè, bỏ học bỏ hành, tập tành làm người lớn. Buổi sáng như lệ thường, Ba tôi đi làm, hôm đó một mình tôi ở nhà. Yên tâm nhà vắng không còn ai, tôi khép vội cửa nhà trên và chui xuống bếp hút trộm vài hơi thuốc lá. Bất ngờ cửa mở Ba bước vào, thấy tôi ngậm điếu thuốc, tưởng là chuyến này sẽ có một trận lôi đình, nhưng ông chỉ hỏi một câu: Bữa ni hút thuốc nữa à? mà không một lời la mắng tôi về sự bắt đầu hư đốn. Ba tôi giải thích như để trấn an: "Ba để quên đôi mắt kính ở nhà. Quay lại lấy thì thấy nhà không có ai nên mới đi tìm con như vậy..."
Ba quả là một người cha hiền từ và vị tha.
Ba tôi có tất cả tám người con. Ba gái năm trai. Có hai bà chị và một đứa em trai lập gia đình sống ở gần nhà, riêng đám còn lại thì sống lưu lạc mỗi người một xứ. Vì vậy, sự chăm sóc dành cho Ba chỉ là những lời nói qua điện thoại hoặc thăm hỏi thư từ. Có dịp lễ Tết, giỗ chạp mới về thăm ông. Khi có mặt của đứa này thì vắng mặt đứa kia, nên giữa sự sum vầy của con cái dành cho Ba tôi vẫn ít khi được trọn vẹn.
Nhớ có một năm, mấy anh chị em chúng tôi đều nhận được thư Ba. Rồi liên lạc với nhau xem trong đám con, người nào là quan trọng. Hỏi: "Nhận được thư Ba chưa? Dạ rồi, của em là bản photo. Hahaha..." Mấy anh em kháo nhau rồi hả hê cười trên điện thoại.
Chả là, Ba tôi viết một lá thư, ông đem photocopy rồi gởi đều cho tất cả. Sau một hồi truy nguyên thì cuối cùng biết được ông anh thứ hai - con trai đầu là người quan trọng vì nhận được lá thư bản gốc.
Sau về thăm, Ba tôi cười giải thích. Gần chỗ Ba may có tiệm photocopy, viết thư cho tụi bây thông báo tình hình ở nhà thì giống nhau, lui tới cũng chỉ có như vầy... Hơn nữa, Ba muốn coi cái máy nó hoạt động thế nào, nên xách cái lá thư qua nhờ anh photocopy cho nó tiện.
Ba thiệt là người biết tận dụng phương tiện khoa học kỹ thuật rất tân thời.
Khi mới qua sống ở xứ này, tôi thường gọi điện thoại về nhà hỏi thăm tình hình sức khỏe. Cuối buổi nói chuyện, Ba cũng dặn dò và chúc tôi sức khỏe. Theo thói quen mới học được của xứ văn minh. Khi nhận lời chúc của Ba thì tôi nói hai chữ Thank you! Ba ngỡ ngàng, buộc miệng: Ui chao! Rồi cả Ba và tôi đều bật lên cười khanh khách.
Ba tôi là người sống đức độ và vị tha. Ngày ông mất tôi báo hung tin cho bà con họ hàng. Ai cũng quý mến ông và ngẩn ngơ buông lời tiếc rẻ.
Cuộc sống của Ba tôi đơn giản, nhẹ nhàng, ít làm phiền ai. Và khi ra đi ông cũng thanh thản, nhẹ nhàng, không vướng bận và không mảy may làm phiền vợ con và cháu chắt như cuộc đời của ông vậy đó.
Chúng tôi, những đứa con và cháu của ông, luôn tiếc thương ông và sẽ mãi nhớ đến ông nhiều...
Thanks for sharing!
ReplyDeleteCàng lúc càng ngạc nhiên về Thanh Nguyên nha. Tình cảm quá chừng.
ReplyDeleteBa của anh Gác hiền lành quá. Hồi đó tập tành làm người lớn, hút thuốc lá, hình như 'thằng con trai' nào cũng vậy. Rồi giờ còn hút không? Hay qua chích rồi.. lol.
ReplyDeleteThích ba của anh Gác cái vụ photocopy nhen! dể thương!
Ừa, đọc mà cảm nhận được cái tình yêu của bạn dành cho ba luôn. Hay thật, ước gì mình cũng có ba giống vậy. Ba mình ... không được vậy. Buồn!
ReplyDeleteCảm ơn đã chia sẻ, làm Phú nhớ tới ba của thằng bạn thân năm xưa, cũng y vậy. Thương cái thư photo quá :)
ReplyDelete@DQ and NL: Cảm ơn nhiều. Tui tình cảm là nhờ Ba tui đó. :)
ReplyDelete@Chị Ba: Thường thì, Ba hiền là con ngoan lắm á. Mỗi lần nhớ đến cái vụ photo là cười hoài. Tếu thiệt!
ReplyDelete@Rita: Không biết phải nói thế nào? Cảm ơn bạn đã chia xẻ. Thôi, đừng buồn nữa.
@Phú: Thanx bác. Chúc hai ông Cụ (nội ngoại) nhà bác vui và khỏe đều.
Th Ng oi, Th that la may man..
ReplyDelete@Dng: Cám ơn đã chia xẻ.
ReplyDeleteLâu lâu xuất hiện tặng cho mớ còm. :)
haha.. xuat hien nhieu lan, nhung khi com khi ko/ da noi la co khi com nhung quen pot cm do.. :)
ReplyDeleteMung cho Thanh con co nhung hinh anh va ky niem dep ve nguoi Ba nhan tu va don hau. mq
ReplyDeleteChào bạn mq. Vui khi bạn đã ghé blog và đã để lại comment cho dù chỉ initial, nên không đoán được là ai. Cảm ơn đã ghé thăm và nhớ để lại initial thường xuyên trong những lần ghé sắp tới nhé. :)
ReplyDelete